Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) nằm trong nhóm “Big 4” ngân hàng Việt Nam. Nhóm Big 4 này bao gồm: Ngân hàng Vietcombank, VietinBank, BIDV và Agribank.

Ngân hàng Agribank hiện có khoảng 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch, 18 triệu khách hàng, tiền gửi dân cư chiếm 81% tổng lượng tiền gửi, 19% còn lại là của tổ chức. Nhà băng này được nằm trong danh sách thoái vốn Nhà nước giai đoạn 2016-2020, theo quyết định số 58/2016/QĐ-TTg ngày 28/12/2016. Tương đương với việc Agribank sẽ được cổ phần hóa và Nhà nước chỉ còn nắm giữ 65% vốn điều lệ. Tuy nhiên, đến nay đã tròn 15 năm Agribank “hô hào” cổ phần hóa nhưng kết quả vẫn chưa làm được.

Chặng đường 15 năm sốt ruột chờ cổ phần hóa...

Từ năm 2007, Agribank đã được cho phép cổ phần hóa. Tuy nhiên, NHNN đã đề xuất với Chính phủ dừng lại việc cổ phần hoá vì một năm sau đó (2008 - 2009) đã xảy ra khủng hoảng tài chính.

Đến năm 2013, Agribank thực hiện Đề án tái cơ cấu chia làm 2 giai đoạn: 2013 – 2015 và 2016 – 2020 nhằm khởi động lại cổ phần hóa.

Năm 2014, nhiều lĩnh vực của Agribank bị đánh giá là còn nhiều khuyết điểm, cụ thể ở đầu tư tài chính, hoạt động tín dụng, xác định giá trị quyền sử dụng đất khi cổ phần hóa, đầu tư xây dựng và buông lỏng quản lý. Kết luận được nêu ra bởi Thanh tra Chính phủ sau thanh tra về việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Agribank. 

Cụ thể, nhiều sai phạm với số tiền thiệt hại, mất vốn lớn hoặc nguy cơ thiệt hại lớn đã được công bố theo kết quả thanh tra.

leftcenterrightdel
 

Một lần nữa Agribank khởi động cổ phần hoá. Đó là vào năm 2017, tuy nhiên hàng loạt rắc rối tiếp diễn tại Agribank đã được các đoàn kiểm tra, thanh tra từ Bộ, ngành xuống tháo gỡ. Trước đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 167/2017/NĐ-CP về sắp xếp lại, xử lý tài sản công. Các vấn đề qua thanh tra liên quan đến đất đai, pháp lý tại các chi nhánh của Ngân hàng Agribank. Nhưng, đến nay vẫn chưa gỡ xong những vướng mắc này.

Bài toán cấp bách - Vốn

"Hiện tại, về nội lực, Agribank đã sẵn sàng cổ phần hóa. Tuy nhiên, vướng mắc lớn nhất của ngân hàng là vấn đề đất đai." - Trích từ thông tin chính thức tại Agribank vào tháng 1 đầu năm nay. 

Theo ngân hàng này, việc tăng vốn và cổ phần hóa Agribank là một nhiệm vụ cấp bách. Đến cuối năm 2021, tổng tài sản của Agribank đạt 1,68 triệu tỷ đồng; nguồn vốn đạt trên 1,58 triệu tỷ đồng; tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt trên 1,31 triệu tỷ đồng; lợi nhuận đạt 14,5 ngàn tỷ đồng; đảm bảo các tỷ lệ an toàn hoạt động theo quy định, tiếp tục là một trong những doanh nghiệp có đóng góp nhiều nhất đối với ngân sách Nhà nước.

Song, bài toán cấp bách của doanh nghiệp này là vốn mỏng, dù tình hình kinh doanh có nhiều khả quan từ ngân hàng mẹ đến các công ty con. 

"Đây là điều mong mỏi từ lâu của các ngân hàng, nhất là đối với Agribank...", Chủ tịch Phạm Đức Ấn nói.

Tính tới ngày 31/8/2021, Agribank vẫn còn 80 cơ sở nhà đất có nguồn gốc đất đai có từ lâu đời, lịch sử sở hữu phức tạp, nên chưa được Bộ Tài chính phê duyệt. Hiện cả NHNN và Agribank đều đang rất sốt ruột cổ phần hóa ngân hàng. 

Sau khi nắm được thông tin về sự việc trên, nhiều chuyên gia cho rằng vướng mắc đất đai này của  Agribank sẽ được gỡ nếu thực hiện nghiêm túc theo Luật Đất đai trước, sau khi hoàn tất mới tới cổ phần hóa.

Tức là, như ông Đặng Quyết Tiến cho biết nếu ngân hàng Agribank cổ phần hóa thì phải trả lại toàn bộ diện tích đất đang sử dụng cho Nhà nước, theo luật Đất đai. Ngoài ra, nếu muốn sử dụng tiếp thì phải trả tiền thuê đất cho Nhà nước như các doanh nghiệp khác… 

TS Nguyễn Trí Hiếu cũng đánh giá rằng nếu Agribank được tăng vốn, được cổ phần hoá sớm thì sẽ tạo nên những lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn.

 


Nguồn vietnambusinessinsider
Link bài gốc

https://vietnambusinessinsider.vn/tron-15-nam-agribank-ho-hao-co-phan-hoa-nhung-van-chua-lam-duoc-vi-vuong-du-thu-sot-ruot-thay-a26943.html