Chương trình này được coi là chương trình toàn diện và đã làm "mưa bão" ở thị trường giáo dục Việt Nam nhiều năm. Chương trình được phát triển bởi bác sĩ và nhà giáo dục Maria Montessori, tập trung vào tiếp cận phát triển để học tập. Tất cả các giáo viên phải có bằng đại học hoặc sau đại học về mầm non cũng như chứng chỉ Montessori.
Cách tiếp cận của Montessori tập trung vào bản chất, sự sáng tạo, thực hành với hướng dẫn nhẹ nhàng của giáo viên. Mục tiêu là phát triển các giác quan, nhân cách, kỹ năng sống thực tế của trẻ và khả năng học tập.
Tiến sĩ Hilary Levey Friedman, chuyên gia về làm cha mẹ nói "Nếu con bạn quen với một lịch sinh hoạt và học tập nghiêm khắc, có thể nó sẽ không phù hợp với bạn".
2. Phương pháp giáo dục Steiner
Hiện nay, phương pháp dạy Steiner đã được áp dụng tại một số trường mầm non tại TP.HCM và Hà Nội. Phương pháp dạy trên nền giáo dục Steiner nhấn mạnh và đặt tầm quan trọng vào ba yếu tố cơ bản ở trẻ là suy nghĩ, xúc cảm và ý chí. Phương pháp giáo dục này hướng trẻ đến cuộc sống gần gũi với thiên nhiên, tránh xa những tác động xấu của thế giới công nghệ, cho trẻ phát huy trí tưởng tượng và tư duy của riêng mình.
Giáo viên chỉ đóng vai trò người dẫn đường để mỗi học sinh học tập bằng sự vui thích, khám phá phong phú các môn học khác nhau, từ thủ công, hội họa, điêu khắc, kịch nghệ… đến ngôn ngữ, toán học, khoa học,… và từ đó tìm ra thế mạnh, niềm đam mê của chính mình là yếu tố cốt lõi trong phương pháp dạy. Nền giáo dục Steiner xây dựng những ngôi trường với những giáo viên hoàn toàn không phán xét, không so sánh, không thi đua từ bậc mầm non đến hết phổ thông.
3. Phương pháp giáo dục Reggio Emilia
Các trường Reggio Emilia được thành lập ở Ý từ những năm 1940, và ngày nay nhiều trường ở Việt Nam đang chấp nhận và áp dụng triết lý này.
Cách tiếp cận của Reggio khuyến khích việc khám phá và tập trung vào tầm quan trọng của cộng đồng và sự tự thể hiện. Học sinh được gợi mở và tự dẫn dắt, học qua nghệ thuật, dự án và các hoạt động phản ánh ý tưởng, sở thích của con.
Không có chương trình học chính quy của Reggio hay các chứng chỉ vì Reggio không phải là một phương pháp mà là một lý thuyết và thực tiễn giáo dục.
4. Phương pháp giáo dục HighScope
Chương trình giảng dạy HighScope sử dụng phương pháp được thiết kế cẩn thận và tập trung vào sự tham gia tích cực khi học tập của trẻ. Trẻ học tập tích cực bằng cách thực hành những kinh nghiệm với môi trường xung quanh, và được hỗ trợ thông qua những thói quen nhất quán hàng ngày.
HighScope có sự nghiêng về học thuật với những trải nghiệm được lên kế hoạch trong các môn cơ bản như toán học, đọc và khoa học.
5. Phương pháp giáo dục Glenn Doman
Phương pháp Glenn Doman là chương trình học mà bố mẹ chính là người thầy sẽ dìu dắt và đi theo các con trong quá trình học này. Glenn Doman giúp sẽ phát triển toàn diện về cả thể chất, trí thông minh, trí tuệ cảm xúc và cả năng lực vượt qua nghịch cảnh qua những bài học về vận động, ngôn ngữ, lượng số và cả thế giới xung quanh. Đó đều là những kiến thức cần thiết, những hành trang quan trọng cho trẻ trong suốt chặng đường phía trước. Thầy cô có thể tham khảo và áp dụng phương pháp này biến trường học thành nhà của chính bé giúp bé càng thoải mái hơn cho việc học tập.
Phương pháp Glenn Doman dựa trên một số nguyên tắc mà trong đó nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất chính là “bố mẹ là người thầy đầu tiên và tốt nhất cho trẻ”. Vì vậy, điều mấu chốt tạo nên sự thành công của phương pháp này chính là sự đồng hành của bố mẹ cũng như thầy cô.
6. Phương pháp giáo dục Shichida
Ra đời từ những năm 1960 tại Nhật, Shichida cũng đang được nhiều phụ huynh Việt khá tò mò. Shichida có phương pháp tiếp cận ở 4 khía cạnh: phát triển trí não, giáo dục tinh thần, giáo dục thể chất và giáo dục dinh dưỡng. Trong đó, Shichida tập trung đặc biệt tới sự phát triển trí não, với việc giúp trẻ cân bằng giữa 2 bán cầu não, giúp trẻ có kiến thức rộng mở, khả năng xử lý linh hoạt và đam mê học hỏi. Đồng thời giúp bé tăng cường khả năng tiếp thu kiến thức bên ngoài một cách hiệu quả.
7. Phương pháp giáo dục STEAM
STEAM khởi đầu ở Hoa Kỳ và tạo nên cuộc cách mạng cho nền giáo dục quốc tế. STEAM cấu thành từ thuật ngữ STEM (viết tắt của Science – Khoa học, Technology – Công nghệ, Engineering – Kỹ thuật, và Mathematics – Toán học) & Art (Nghệ thuật).
Trên nền tảng STEM ban đầu, học sinh tập trung vào các môn tự nhiên. Tuy nhiên, tầm quan trọng của Nghệ thuật được đánh giá cao trong việc thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo, đó cũng chính là lý do tại sao phương pháp giáo dục STEAM ra đời.
8. Phương pháp giáo dục Forest School
Ngôi sao mới nổi "forest school" cũng đã bắt đầu nhen nhóm ở Việt Nam tuy chưa hoàn toàn đúng 100%.
Những mô hình lớp học ngoài trời đầu tiên trên thế giới xuất hiện ở khu vực Scandinavia (Đan Mạch, Nauy, Thụy Điển) vào những năm 1950. Những lợi ích của một chương trình giảng dạy ngoài trời đã sớm trở nên rõ ràng, và nhanh chóng lan rộng ra những quốc gia phát triển khác, đặc biệt là ở Anh. Năm 2008, trường học mô hình“forest school” đầu tiên mới được mở ở thành phố Ottawa, Canada và được lan rộng mạnh mẽ trên khắp Bắc Mỹ kể từ đó.
Không có nguyên mẫu cho những chương trình hay buổi học trong rừng. Tuy nhiên, tất cả các chương trình đều hướng tới việc tham gia vào tự nhiên một cách thường xuyên, dài hạn. Trẻ em sử dụng các vật liệu tự nhiên để học và có những trải nghiệm sáng tạo, mở rộng kiến thức cũng như “bài tập” thay đổi tùy theo cảnh quan.
Trẻ mầm non được cầm dao chơi? Đốt lửa, lội bùn, leo cây, ngồi ăn giữa rừng? Đó chính là mẫu giáo... kiểu Bắc Âu.
Vì sao một trong những hệ thống giảng dạy thông minh và tiên tiến nhất vẫn lựa chọn một phương thức giáo dục dường như "đi ngược" lại những chuyển mình to lớn trong giáo dục thế giới? Vì sao những ông bố bà mẹ ở Bắc Âu, khi đối mặt với cuộc sống hiện đại, cuối cùng lại muốn gửi con về với thiên nhiên?
Có 2 thứ lớn nhất trẻ có được nhờ những hoạt động và lớp học ngoài trời đó là: bright minds (trí tuệ minh mẫn) và strong bodies (cơ thể khỏe mạnh).
Thông qua những trò chơi, trẻ có thể tham gia vào những hoạt cảnh khác nhau, phát triển các kỹ năng xã hội, thu thập những kiến thức mới và khám phá cuộc sống. Với thiên nhiên chính là “sân chơi” chính, trẻ sẽ nhận ra rằng có những điều con không thể thay đổi – như là tiếng gió rít, tiếng chim hót, sự ấm áp của mặt trời, những hạt mưa rơi xuống, những cánh hoa tàn, những con đường trơn trượt… tất cả mọi thứ ở đó và cho phép con có thể cảm nhận hay quan sát. Trẻ thực sự cần được khám phá, tưởng tượng, lê đầu gối xuống đất hay là leo lên một cành cây cao.