Các loại thảo mộc bà bầu cần tránh

TS. James Greenberg, chuyên gia sản phụ khoa tại Bệnh viện Brigham và Phụ nữ ở Boston, Massachusetts, Mỹ cho biết, một số loại thảo mộc chắc chắn không an toàn cho thai kỳ vì chúng có thể gây chuyển dạ sớm hoặc các vấn đề khác. 

Cụ thể như lô hội, cửu lý hương, bạc hà băng, cây phong thảo, cây hành biển, long não, lưỡi mèo... có thể gây co thắt, kích thích tử cung.

Các loại thảo mộc có khả năng gây hại cho em bé. Chẳng hạn như nghệ tây mùa thu (ảnh hưởng đến tế bào và có thể dẫn đến khuyết tật bẩm sinh), cây de vàng, cúc ngải (dễ dẫn đến co thắt tử cung và dị tật bẩm sinh)...

Các loại thảo mộc có tác dụng độc hại khác chẳng hạn như cây hoa chuông và cây tầm gửi (có hoá chất độc hại xâm nhập vào nhau thai), cọ lùn saw Palmetto (do có hoạt tính nội tiết tố)...

leftcenterrightdel
 

Những loại trà thảo mộc bà bầu không nên dùng

Trà cây dâm bụt có mùi vị rất thơm và được cho là có tác dụng làm trẻ hóa. Tuy nhiên chiết xuất từ phần rễ cây có thể can thiệp vào nồng độ estrogen trong cơ thể, đồng thời nó còn có khả năng ngăn cản quá trình phát triển của phôi thai. Vì vậy, khi mang thai ở tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ bầu nên tránh dùng trà cây dâm bụt.

Trà ma hoàng là cái tên tiếp theo không nằm trong danh mục trà cho bà bầu. Bởi loại thảo dược này có thành phần là các alkaloid tự nhiên bao gồm ephedrine và các dẫn chất. Đây là những hợp chất có tác dụng làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim và kích thích cơ tử cung co bóp. Do đó, trà ma hoàng rất nguy hiểm cho bà bầu.

Trà Cohosh xanh và đen có nhiều loại trong đó phổ biến là loại xanh và đen (hay còn gọi là thiên ma). Các loại thảo mộc này được biết là có tác dụng gây chuyển dạ sớm. Vì thế, chúng không được khuyến khích dùng trong thai kỳ vì có thể dẫn đến sinh non.

Trà đương quy là loại thảo dược có thể gây kích thích tử cung và thường được chỉ định trong trường hợp giảm bớt các vấn đề liên quan đến kinh nguyệt. Vì lý do này, cho nên đương quy bị chống chỉ định dùng cho phụ nữ mang thai.

Trà xanh dù quen thuộc nhưng vẫn là một trong các loại trà thảo mộc cần tránh. Sở dĩ nói như vậy vì thành phần dồi dào caffeine chính là nhân tố gây cản trở việc hấp thụ axit folic. Do đó, nếu có lỡ “kết” món trà xanh, bạn hãy cố gắng uống với mức tối thiểu, chỉ một cốc mỗi ngày thôi nhé! Ngoài ra, mẹ bầu có thể chọn mua và sử dụng những loại trà không có caffeine (Caffeine free).

Trong các loại thảo mộc kể trên thì sả và trà xanh là những loại không bị chống chỉ định hoàn toàn cho bà bầu. Tuy nhiên, trà củ sả cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hại khôn lường nếu sử dụng không cẩn thận. Trong đó có thể kể đến là chứng hạ huyết áp và co bóp cổ tử cung.

Nhân sâm là một loại thảo mộc quý mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Thế nhưng nếu mẹ bầu dùng nhân sâm hay trà sâm lại gây bất lợi cho thai nhi. Nguyên do là loại thảo mộc này có thể gây ra ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ trong bụng mẹ, đặc biệt là nếu người mẹ dùng nhân sâm trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Trà rễ cam thảo có đặc tính thảo dược tuyệt vời, tuy vậy nó vẫn mang một số tác dụng xấu tương tự estrogen có thể không tốt cho bà bầu. Trong đó, estrogen là nội tiết tố nữ có thể dẫn đến chuyển dạ sớm.

Trà bạc hà hăng là một trong các loại trà thảo mộc đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ để điều chỉnh các vấn đề kinh nguyệt. Thế nhưng, nó cũng được biết là có thể gây sảy thai và đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe của gan và thận.

Tổng hợp: VietQ, Sức khỏe, đời sống, Nhà đầu tư

Nguồn
Link bài gốc