A.   Ba giai đoạn vàng để phát triển chiều cao

a.    Thời kỳ bào thai

Bắt đầu ở tháng thứ 4 của thai kỳ, hệ thống xương của em bé đã được hình thành và phát triển nhanh chóng, bắt đầu có sự phân chia các bộ phận rõ ràng.

 Tháng 5 – 6 của thai kỳ, khớp tay và chân có thể cử động. Sang tháng 7 – 8, đã phát triển cơ quanh xương. Và đến tháng cuối cùng của thai kỳ, xương của bé đã hình thành xương cứng với đầy đủ các bộ phận.

Do đó, trong thai kỳ, đặc biệt sau tháng thứ 4, mẹ bầu cần ăn nhiều thực phẩm giàu canxi để đáp ứng nhu cầu canxi cần thiết của cơ thể cũng như giúp trẻ đạt chiều cao tối đa khi chào đời, tạo tiền đề cho sự phát triển chiều cao của trẻ trong tương lai.

Theo đó, mẹ bầu nếu có chế độ ăn uống cân bằng, tinh thần tốt, nghỉ ngơi hợp lý, cân nặng tăng từ 10 – 12kg theo khuyến cáo của Bộ Y tế , em bé sinh ra sẽ đạt chiều cao chuẩn > 50cm.

Giai đoạn từ 0 – 2 tuổi

Trẻ nhỏ dưới 12 tháng có tốc độ phát triển nhanh nhất so với mọi giai đoạn khác. Lúc này, trẻ có thể nặng gấp 3 lần cân nặng lúc mới sinh và chiều dài nằm (chiều cao của trẻ) cũng tăng gấp rưỡi chiều dài lúc mới sinh vào cuối năm thứ nhất.

Nếu được nuôi dưỡng đầy đủ, cẩn thận trẻ có thể tăng 25cm trong 1 năm đầu và tăng 10cm vào năm tiếp theo.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, giai đoạn trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng cao nhất là từ 12-24 tháng tuổi. Những trẻ bị suy dinh dưỡng trong 2 năm đầu của cuộc sống sẽ bị ảnh hưởng đến phát triển thể lực, đặc biệt là chiều cao của trẻ ở tuổi vị thành niên. Sự phát triển trí não của những trẻ này cũng sẽ kém hơn những trẻ khác.

Sau 2 tuổi, tốc độ tăng trưởng không quá nhanh khoảng 6,2  cm mỗi năm, mật độ xương cũng tăng lên khoảng 1% một năm ở cả bé trai và bé gái. Tuy nhiên việc có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng sẽ tiếp tục hỗ trợ cho sự phát triển chắc khỏe của xương là tiền đề cho sự phát triển chiều cao ở lứa tuổi dậy thì.

3. Giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì

Ở giai đoạn tiền dậy thì – dậy thì (8-13 tuổi đối với nữ và 9-14 tuổi đối với nam), chiều cao của bé gái tăng mỗi năm khoảng 6-10 cm, đạt đỉnh 10-12cm vào năm dậy thì và bé trai là 7-12cm, đạt đỉnh 12 -15cm vào năm dậy thì. Qua giai đoạn này, chiều cao tăng chậm lại, chỉ khoảng 2-3 cm một năm.

Do đó, đã quá muộn nếu bố mẹ quan tâm đến chiều cao khi trẻ đã bước vào giai đoạn dậy thì.

Lứa tuổi dậy thì (qui định là từ 12-18 tuổi) đặc trưng bởi sự tăng trưởng vượt bậc về cả cơ bắp, khung xương cũng như các chức năng sinh dục.

Tốc độ tăng trưởng nhanh cả về chiều cao, cân nặng và trẻ sẽ đạt đỉnh của tốc độ tăng chiều cao khi mà trẻ có thể tăng khoảng 10-15 cm/năm và mức tăng sẽ giảm dần sau đó. Thời gian phát triển chiều cao mạnh nhất ở nữ giới là từ 8-17 tuổi, quyết định đến 23% chiều cao trung bình ở người trưởng thành. Kích thước xương, khối lượng xương và mật độ chất khoáng ở mỗi xương tăng lên khoảng 4% mỗi năm tính từ giai đoạn trẻ 8 tuổi cho đến qua giai đoạn vị thành niên.

leftcenterrightdel
 

B.  Bí quyết tăng chiều cao cho trẻ nhanh chóng, an toàn

Vì yếu tố di truyền không thể thay đổi nên bố mẹ cần tập trung vào các yếu tố giúp bé phát triển chiều cao khác, bao gồm: chế độ dinh dưỡng, vận động và lối sống cho trẻ

1.    Chế độ dinh dưỡng cân bằng

Dinh dưỡng chiếm 32% sự tăng trưởng chiều cao của con người. Vì vậy, bổ sung đầy đủ đa dạng cân bằng dinh dưỡng cho trẻ giúp phát huy cao nhất chiều cao cho trẻ.

Do đó, trong suốt thời kỳ mang thai và cho con bú, người mẹ phải được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng, đặc biệt là chất đạm, sắt, i-ốt, canxi, phospho, axit folic, vitamin D,axit béo không no… Trẻ sau khi sinh cần được duy trì bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời.

Trẻ cần được xây dựng chế độ ăn khoa học theo từng độ tuổi với khẩu phần ăn phù hợp để bé được phát triển và tăng chiều cao tốt nhất.

Bữa ăn của trẻ cần được cung cấp đầy đủ 4 nhóm thực phẩm chính gồm chất bột đường (cơm, bánh mì, khoai, ngô…), chất đạm (thịt, cá, trứng, đậu phụ…), chất béo (dầu mỡ, sữa và các chế phẩm từ sữa…) cùng các loại vitamin và khoáng chất.

Ngoài ra, bạn cũng không khuyến khích trẻ ăn đồ ngọt và đồ ăn sẵn nhiều,ăn vặt phải cách xa bữa ăn chính để giúp sự hấp thu các chất hiệu quả nhất. Mỗi năm nếu cần thiết ( kiểm tra dinh dưỡng) bố mẹ có thể bổ sung vi chất ở dạng siro hỗ trợ cho bé.

Xem thêm các siro hỗ hợ bữa ăn cho bé tại đây: https://nguoimua.vn/preview/pid/0/newid/81328/f/

2.    Khuyến khích con trẻ vận động thường xuyên và khoa học

Vận động vừa phải, phù hợp với thể trạng có tác dụng kéo dài các cơ, giúp xương bé chắc khỏe. Đồng thời, việc vận động cũng giúp cơ thể tăng cường sản sinh hormone tăng trưởng GH để tăng chiều dài của xương, kích thích sụn tăng trưởng phát triển.

Sau thời gian vận động, cơ thể cũng sẽ được giải phóng năng lượng, khiến trẻ ăn uống ngon miệng hơn, ngủ ngon và sâu giấc hơn, thúc đẩy sản sinh hoocmon tăng trưởng chiều cao.

Với trẻ dưới 3 tuổi, bố mẹ nên khuyến khích con chơi các trò vận động tay chân. Với bé lớn hơn, phụ huynh có thể cho bé làm quen dần với các môn thể thao như bơi lội, bóng chuyền, bóng rổ… và một số bài tập vận động giúp thúc đẩy sản sinh hoocmon chiều cao.

leftcenterrightdel
 

3.    Giấc ngủ của trẻ đóng vai trò vô cùng quan trọng

Hệ xương của trẻ phát triển mạnh vào lúc ngủ, đặc biệt là trong khung giờ 22h – 4h sáng hàng ngày, đạt đỉnh cao nhất lúc 0h. Đây là lúc hormone tăng trưởng (GH) được tiết ra nhiều nhất, giúp xương tăng khả năng hấp thụ canxi. Vì thế, bố mẹ nên tập cho trẻ thói quen ngủ sớm, trước 21h với trẻ chưa đi học, và trước 22h với trẻ đã đi học.

Ngoài ra, ngủ đúng không đúng tư thế có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương. Vì vậy, bố mẹ hãy tạo môi trường phòng ngủ tốt nhất như giường ngủ, nhiệt độ phòng, sự yên tĩnh… giúp trẻ có giấc ngủ tốt nhất nhé

4.    Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ cho trẻ

Việc kiểm tra và tầm soát toàn diện sức khoẻ, dinh dưỡng cho trẻ sẽ giúp bố mẹ có những lời khuyên hữu ích nhất giúp con phát triển một cách toàn diện.

Và nhớ chọn địa chỉ khám bệnh uy tín nhé!

Phòng khám bác sĩ Thùy Dương: https://www.facebook.com/BacSiThuyDuong

Phòng khám đa khoa Victoria healthcare: https://www.facebook.com/VictoriaHealthcareVietNam

Ngoài ra môi trường sống xung quanh và đời sống tinh thần của gia đình ảnh hưởng rất lớn đến trạng thái tinh thần của trẻ. “ Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ” nhé các mẹ.

Nguồn
Link bài gốc