Ơ cái bàn có lỗi gì mà đánnh chừa.. Lỗi ở đây là do con chạy nhanh, không cẩn thận bị vấp ngã đấy chứ. Các bạn ko biết rằng dù chỉ là một hành động, một câu nói đơn giản thế thôi nhưng sẽ tạo cho con một thói quen xấu khó bỏ sau này.

Thấy bố mẹ đánnh chừa cái bàn, những lần sau khi ngã bé cũng sẽ bắt chước để đánnh chừa đồ vật. Việc đánnh cái bàn có thể chuyển thành việc đánnh người khác nếu người đó làm trẻ ko vui. Và như vậy, vô tình cha mẹ đang dạy cho bé một thái độ đổi lỗi. Đổ lỗi cho hoàn cảnh, đổ lỗi cho người xung quanh chứ không chịu trách nhiệm với hành động của mình. Vậy khi con bị vấp ngã, cần hành động như thế nào?

- Khích lệ con đứng lên: 

Dù con có khóc to đến mấy bạn cũng nên bình tĩnh. Dựa vào tiếng va đập để đánnh giá về tình trạng nặng, nhẹ của cú ngã. Quan sát xem con có tự đứng lên được không. Nếu cú ngã của con không quá nặng nhưng con vẫn cứ nằm đó ăn vạ thì mẹ nên khích lệ để con có thể tự đứng lên: “Cu Bo đứng dậy nào, Bo rất là dũng cảm mà đúng không!” Cần kiên nhẫn để khích lệ con và đợi bé đứng lên.

- Đồng cảm và giải thích lý do:

Sau khi bé đã đứng dậy, bạn cần xem vếtt thươnng của con. Nếu vếtt thươnng của bé không quá đauu mà bé vẫn tiếp tục mếu máo thì nên an ủi, đồng cảm và giải thích nhẹ nhàng cho bé: “Mẹ biết là con bị ngã rất đauu, mẹ rất thương con. Nhưng thật sự là con bị ngã là do chạy nhanh nên mới vấp phải cạnh bàn. Lần sau con để ý và đi đứng cẩn thận hơn nhé!”. Đây là cách dạy con biết chịu trách nhiệm với cú ngã, và về lâu dài là chịu trách nhiệm với hành động của mình. 

Tất nhiên trong nhiều trường hợp sự việc sẽ không dễ dàng giải quyết như thế. Bé có thể nằm ăn vạ, khóc to hơn, mãi không chịu đứng dậy, hay dù đứng dậy rồi vẫn cứ khóc (dù bé không bị thươnng nặng). Đây là lúc thử thách lòng kiên nhẫn của bố mẹ. Các bạn phải giữ một thái độ thật bình tĩnh, không tứcc giậnn cũng không cười đùa. Vì nếu làm thái độ tứcc giậnn, bé có thể càng sợ hãii hơn. Còn nếu cười đùa, các bé lại có cảm giác xấu hổ. Bạn cần cho bé một cảm giác rằng việc vấp ngã là một chuyện bình thường và con hoàn toàn có thể tự đứng lên và giải quyết được.

Dù chỉ là một cú ngã thôi, nhưng để xử lý lại cần rất nhiều sự kiên nhẫn và bình tĩnh. Việc dạy con tự đứng dậy và nhìn nhận lỗi sai của mình có nhiều lợi ích hơn mọi người vẫn nghĩ:

- Giúp con học được về lòng tự trọng, tự chịu trách nhiệm trước những hành động của mình.

- Bồi dưỡng tinh thần tự lực vượt qua khó khăn: Việc con vấp ngã bây giờ sẽ giống như việc con vấp ngã, gặp thất bại sau này. Bây giờ con vấp ngã biết tự đứng lên sẽ tạo cho con một thói quen, một năng lực tự điều chỉnh cảm xúc bản thân để sau này có thể đứng lên sau những lần thất bại.

- Cho con biết được rằng bố mẹ sẽ luôn ở bên con, thấu hiểu dù con có bất cứ chuyện gì xảy ra. Từ đó bé sẽ cảm thấy luôn an toàn và tự tin làm nhiều điều mà con muốn.

 
Trương Minh Đạt - Trung tâm Sức khoẻ nhi khoa Century
Nguồn
Link bài gốc