Khi bắt đầu mang thai, bất kỳ một bà mẹ nào cũng rất lo lắng và mong muốn sinh ra một em bé khoẻ mạnh, vì thế nên các mẹ rất chú ý đến việc bổ sung các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất dành cho cơ thể. Tuy nhiên, ngoài Acid folic là loại thực phẩm chức năng được khuyến nghị nên bổ sung thêm ngoài chế độ ăn uống, còn hầu hết các sản phẩm vitamin và khoáng chất khác thì các mẹ đều có thể thông qua chế độ ăn uống để bổ sung.

Tuy nhiên, do thói quen sinh hoạt cũng như thời kỳ thai kỳ là thời kỳ thay đổi cả về sức khoẻ và thể chất nên đòi hỏi các mẹ bổ sung các chất dinh dưỡng thông qua ăn uống là tương đối khó khăn. Chính vì thế nên bộ y tế Nhật có bảng kê dinh dưỡng cần thiết phải bổ sung trong thời kỳ mang thai khi so sánh với thời điểm chưa mang thai như sau:

1. Acid folic:

leftcenterrightdel
Thực phẩm chức năng Nhật Bản được nhiều mẹ bầu lựa chọn, tin dùng 

Acid folic hay còn gọi là vitamin B9 là yếu tố đặc biệt quan trọng với sự phát triển, phân chia của tế bào, đặc biệt là hồng cầu.

Trong thời kỳ thiếu acid folic quá nhiều sẽ có nguy cơ sảy thai cao, sinh non, dễ mắc chứng rồi loạn tâm thần sau sinh, suy dinh dưỡng bào thai. Trẻ khi sinh ra cũng dễ mắc các bệnh về thần kinh như bệnh nứt đốt sống, vô sọ, bệnh tim mạch, hở hàm ếch nếu mẹ thiếu acid folic nghiêm trọng. Theo các chuyên gia, acid folic thậm chí còn giúp phòng dị tật về môi, tim, ống tiểu và chân tay ở trẻ mới sinh. Vì vậy, việc bổ sung acid folic trước và trong khi mang thai là cực kỳ quan trọng và cần thiết.

* Ba tháng đầu của thai kỳ: 400 mg
* Ba tháng giữa của thai kỳ : 240 mg
* Ba tháng cuối của thai kỳ: 240 mg

2. Vitamin A:

leftcenterrightdel
Phụ nữ mang thai nên bổ sung vitamin A trung bình là 1.232 đơn vị (đv)/ngày; mức khuyến cáo an toàn là 2.664 đv (IU)/ngày 

Vitamin A là một vitamin tan trong chất béo và được lưu trữ tại gan. Đây là một vitamin rất quan trọng đối với sự phát triển và hoàn thiện các cơ quan của thai nhi như tim, gan, phổi, thận, mắt, xương và hệ thần kinh trung ương. Còn đối với phụ nữ chuẩn bị mang thai hay đang mang thai, vitamin A còn giúp cho sự phục hồi của cơ thể sau khi sinh. Tuy nhiên, việc bổ sung thêm vitamin A ngoài chế độ ăn uống hàng ngày cũng cần phải được các bác sĩ hướng dẫn để tránh các phản ứng phụ khi sử dụng quá liều lượng.

Dưới đây là mức nhu cầu vitamin A cho phụ nữ mang thai và cho con bú theo Tổ chức Y tế Thế giới: Phụ nữ mang thai: trung bình là 1.232 đơn vị (đv)/ngày; mức khuyến cáo an toàn là 2.664 đv (IU)/ngày. Phụ nữ cho con bú: mức yêu cầu trung bình là 1.498 đv/ngày; mức khuyến cáo an toàn là 2.830 đv/ngày. Nếu dùng vượt quá mức 10.000 đv vitamin A/ngày có thể gây khuyết tật bẩm sinh.

Tuy nhiên, bạn có thể dùng các nguồn beta-caroten từ thực vật vì cần rất nhiều đơn vị beta-caroten để tổng hợp thành một đơn vị vitamin A. Lượng vitamin A ở dạng hoạt động mà bạn có thể tiêu thụ tối đa trong một ngày là 10.000 đv. Beta-caroten hay còn gọi là tiền vitamin A khi vào trong cơ thể sẽ được biến đổi thành retinol khi cơ thể có nhu cầu về vitamin A. Mức độ biến đổi phụ thuộc vào tình trạng vitamin A của cơ thể. Do vậy, cơ thể không bị có quá nhiều vitamin A mà vẫn đáp ứng đủ lượng yêu cầu khi cần thiết. Beta-caroten thường được cho là an toàn vì không liên quan tới các phản ứng có hại cho sức khỏe và có thể được tìm thấy ở thực phẩm hàng ngày. Do vậy, các chuyên gia khuyên phụ nữ mang thai nên sử dụng vitamin A ở dạng beta-caroten có trong các loại thực phẩm như rau quả màu vàng, đỏ (cà rốt, cà chua, bí đỏ), gan động vật (bò, gà)...

 Sử dụng quá nhiều Vitamin A trong thời kỳ thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, vì vậy phụ nữ mang thai hoặc chuẩn bị mang thai không nên dùng các thuốc điều trị mụn, và các thuốc liên quan đến retinol bao gồm tretinoin được sử dụng cho bệnh ngoài da hoặc ăn quá nhiều gan ( những sản phẩm bổ sung Vitamin A ngoài tự nhiên).

3. Vitamin B1: +0.2 mg
4. Vitamin B2: +0.3 mg
5. Vitamin C: +10 mg

6. Vitamin D:

leftcenterrightdel
 Bổ sung vitamin D trong thai kỳ có liên quan mật thiết đến quá trình phát triển của bé

Có thể nói, việc bổ sung vitamin D trong thai kỳ có liên quan mật thiết đến quá trình phát triển của bé. Vitamin D3 giúp cơ thể mẹ hấp thụ tốt nhất canxi, góp phần hình thành và giúp hệ thống xương, răng của thai nhi khỏe mạnh, tăng chiều cao ngay trong bụng mẹ. Bổ sung hợp lý vitamin D trong suốt thai kỳ có lợi cho sự phát triển về xương của trẻ 9 năm sau đó.

Thiếu hụt vitamin D trong quá trình mang thai có thể khiến bà bầu có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, tiền sản giật (huyết áp cao và protein dư thừa trong nước tiểu), nhiễm trùng âm đạo và thậm chí dễ bị sinh non.

7. Vitamin E: +1.5 mg

leftcenterrightdel
Phụ nữ mang thai nên bổ sung tối đa từ 15 – 19 mg vitamin E mỗi ngày.

Mặc dù rất cần thiết cho sức khỏe của mẹ bầu và sự tăng trưởng của bé, tuy nhiên việc dùng vitamin E mẹ cần lưu ý không quá nhiều cũng không quá ít, một lượng nhập đầy đủ vitamin E trong thời kỳ mang thai có thể giúp duy trì lượng đường máu trong giới hạn lành mạnh. Bên cạnh đó, nó cũng có khả năng làm giảm các phát sinh bệnh hen suyễn và các vấn đề về hô hấp cho bé sau này.

Phụ nữ mang thai chỉ nên bổ sung tối đa từ 15 – 19 mg vitamin E mỗi ngày. Theo thống kê có khoảng 70% mẹ bầu có lượng tiêu thụ vitamin E cao có khả năng sinh con bị dị tật bẩm sinh, nhất là dị tật ở tim, và những mẹ bầu có một chế độ ăn giàu vitamin E sẽ có nguy cơ sinh con bị dị tật cao gấp 9 lần các trường hợp thông thường. Một nghiên cứu khác, cũng chỉ ra mối liên quan giữa việc tiêu thụ quá ít viatmin E trong thai kỳ và nguy cơ bị hen suyễn ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, mẹ bầu nên lưu ý bổ sung vừa đủ vitamin E cần thiết cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé sau này.
 
Vitamin E được hấp thụ tốt nhất cùng với dầu mỡ, vì vậy, các mẹ bầu nên uống vitamin E vào lúc nào mà cơ thể mẹ bầu đang dung nạp chất mỡ nhiều nhất. Có nghĩa là, nên uống vitamin E cùng bữa ăn hoặc ngay sau bữa ăn là tốt nhất.

Tùy thuộc vào tình trạng và nhu cầu khác nhau của cơ thể mà bổ sung vitamin E cho phù hợp, tốt nhất chị em đang mang thai muốn dùng vitamin E nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để đảm bảo cung cấp đủ liều lượng loại vitamin E tốt cho sức khỏe.

Lưu ý: vitamin E không được dùng cho người thiếu vitamin K do hấp thụ kém hoặc đang điều trị liệu pháp phòng chống đông máu như đang dùng Coumadin (Warfarin).

8. Canxi :

leftcenterrightdel
Canxi đóng vai trò vô cùng quan trọng mẹ bầu cần lưu ý trong suốt thai kỳ.

Ở phụ nữ mang thai, canxi đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nên xương, răng và đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi. Trong suốt thai kỳ, nhu cầu canxi tăng lên:

* Ba tháng đầu của thai kỳ: 800mg/ngày
* Ba tháng giữa của thai kỳ: 1.000mg/ngày
* Ba tháng cuối thai kỳ và khi nuôi con bú: 1.500mg/ngày.

9. Sắt:

leftcenterrightdel
 

Trong quá trình hình thành hồng cầu và cấu tạo nên enzym hệ miễn dịch, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể thì sắt đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Thiếu sắt có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu cũng như mệt mỏi, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai, thiếu sắt còn có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Việc vận chuyển oxy cho cơ thể mẹ và thai nhi sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu thiếu sắt,.

Thông thường một người phụ nữ trong thời kỳ mang thai cần nhiều máu hơn so với bình thường, điều này giúp tăng cường sức khỏe và nhu cầu phát triển của thai nhi.

Bên cạnh đó, sắt cũng có tác dụng làm tăng cảm giác ngon miệng. Đối với những người khi mang bầu mà bị thiếu máu (do thiếu sắt) sẽ có cảm giác chán ăn, khó ngủ, người mệt mỏi vì lượng oxy lên não cũng như các tế bào trong cơ thể là rất ít. Thiếu sắt còn là nguyên nhân gây suy giảm sức đề kháng của mẹ dẫn đến nhiễm trùng. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến trẻ sinh ra sẽ có nguy cơ cao thiếu máu, dẫn đến tình trạng sức khỏe kém.

Đối với bà mẹ thiếu sắt sẽ làm tăng nguy cơ sinh non, nhiễm trùng hậu sản, băng huyết sau sinh, suy nhược cơ thể... Đây cũng là yếu tố dẫn đến sự suy dinh dưỡng bào thai, non tháng, nhẹ cân, ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực và trí lực của trẻ sau này.

* Ba tháng đầu của thai kỳ: 2.5mg
* Ba tháng giữa của thai kỳ: 9.5 mg
* Ba tháng cuối thai kỳ: 9.5 mg

Nguồn
Link bài gốc