Liên tục được gia hạn

Ngày 25/09/2020, tại huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Tổng Công ty Bến Thành (Benthanh Group) đã tổ chức lễ khởi công xây dựng dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Bến Thành – Hồ Tràm. Dự án có tổng vốn đầu tư lên đến gần 800 tỷ đồng, thời gian triển khai đến năm 2025.

Tại buổi lễ, ông Phan Văn Quang, Chủ tịch HĐTV Benthanh Group, tin tưởng với chỉ đạo sát sao của chủ đầu tư cùng sự hỗ trợ của Sở ban ngành, chính quyền địa phương và kinh nghiệm, uy tín của nhà thầu, dự án sẽ sớm hoàn thành theo kế hoạch, đạt chất lượng cao, đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường, đưa vào khai thác kinh doanh thành công.

Buổi lễ này “làm sống dậy” kỳ vọng dự án Bến Thành – Hồ Tràm sẽ được “ra đời” dù chậm trễ. Và phải nhấn mạnh, đây không phải lễ khởi công đầu tiên của Bến Thành – Hồ Tràm vì dự án được “thai nghén” từ rất lâu rồi.

Benthanh Group được giao dự án từ tháng 12/2003 nhưng phải tới 2011, chủ đầu tư mới khởi công và tiếp tục… “đắp chiếu” dự án.

Tới tháng 9/2018 UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có quyết định gia hạn thời gian sử dụng đất thêm 24 tháng cho dự án. Nếu hết thời hạn được gia hạn mà Benthanh Group vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước sẽ thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản trên đất.

Mặc dù bị “dọa” thu hồi nhưng phải 2 năm sau Benthanh Group mới “tái” khởi công dự án. Và dự án lại “đắp chiếu”.

Mới đây, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa công bố thông tin thu hồi, huỷ bỏ quyết định cho phép Tổng Công ty Bến Thành – TNHH MTV (Benthanh Group) gia hạn sử dụng đất 24 tháng dự án Khu du lịch Bến Thành – Hồ Tràm.

Tiền nhiều để làm gì? Để đầu tư… lỗ

Benthanh Group là một trong những doanh nghiệp nhà nước kinh doanh hiệu quả. Dù lợi nhuận không quá khủng nhưng vẫn xuất hiện đều đặn và mang về cho công ty một dòng tiền đáng kể.

Cụ thể, trong quý 3/2022, Benthanh Group ghi nhận doanh thu 21,9 tỷ đồng, tăng nhẹ so với 19,2 tỷ đồng của quý 3/2021; lũy kế 9 tháng đầu năm đạt 86 tỷ đồng, tăng 8,7 tỷ đồng, tương đương 11,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, doanh thu tài chính còn nhiều vượt trội. Trong quý 3/2022, chỉ tiêu này lên tới 54,8 tỷ đồng, tăng 23,1 tỷ đồng, tương đương 72,9% so với quý 3/2021; lũy kế 9 tháng đầu năm giảm nhẹ từ 117 tỷ đồng xuống 99,6 tỷ đồng.

Vì vậy, lợi nhuận sau thuế quý 3/2022 của Benthanh Group đạt 52,6 tỷ đồng, tăng 25,4 tỷ đồng, tương đương 93,4% so với cùng kỳ năm ngoái; lũy kế 9 tháng đầu năm giảm từ 105 tỷ đồng xuống 98 tỷ đồng.

Dòng tiền Benthanh Group khá dồi dào nhưng không hiểu tại sao công ty không “ủn mông” dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Bến Thành – Hồ Tràm, mà lại mang tiền đi đầu tư tài chính.

Tại ngày 30/9/2022, Benthanh Group ghi nhận 791 tỷ đồng các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và 1.156 tỷ đồng đầu tư tài chính dài hạn. Chả biết khoản đầu tư nào kém hiệu quả, chỉ biết trong kỳ, Benthanh Group đã 54,8 tỷ đồng lỗ từ hoạt động đầu tư. Con trong 9 tháng đầu năm, con số này lên tới 117 tỷ đồng.

Đáng chú, Benthanh Group đổ không ít tiền vào chứng khoán. Trong khoản mục đầu tư tài chính ngắn hạn, có tới 322 tỷ đồng là chứng khoán kinh doanh.

Danh sách các đơn vị được Benthanh Group mua cổ phiếu bao gồm: Công ty cổ phần Sài Gòn đầu tư kỹ thuật Xây dựng (6,1 tỷ đồng), Công ty cổ phần Du lịch Đắk Lắk (7,4 tỷ đồng), Công ty cổ phần Sài Gòn Đà Lạt (24,6 tỷ đồng). Ngân hàng TMCP Phương Đông – mã chứng khoán: OCB (283 tỷ đồng).

Thế nhưng, danh sách này lại “không đáng tự hào lắm”. Cổ phiếu OCB thì giảm sốc suốt thời gian qua cùng thị trường chứng khoán. Công ty Du lịch Đắk Lắk lỗ triền miên, còn Công ty Sài Gòn Đà Lạt lại trong tình trạng sử dụng vốn kém hiệu quả.

Nguồn
Link bài gốc