Các mẹ nội trợ đang truyền tai nhau về một món bún với màu sắc từ xanh, tím, vàng, đỏ cam... rất bắt mắt hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên được làm từ gạo miền cao. Và điều đặc biệt, bún được làm thủ công từ bột hữu cơ + nước ép rau củ rất an toàn và tốt cho sức khỏe cả nhà. Món bún này để dành cho cả các bé lười ăn rau xanh và chuẩn organic 100%, thu hút sự quan tâm của nhiều chị em nội trợ:
Món bún chiều lòng được cả những thực khách "khó tính" nhất đặc biệt là con trẻ. Thấy bún có màu sắc rực rỡ bắt mắt các con rất thích, ăn nhiều hơn bún thông thường. Loại bún này vừa thơm ngậy, vừa dẻo. Hơn nữa, chế biến bữa sáng cũng không mất nhiều thời gian, tiện lợi vô cùng.
Bún ngũ sắc sử dụng loại gạo bao thai lùn được trồng tại địa phương; ngô hay lá cẩm, gấc...Bún màu vàng được làm bằng ngô, phải chọn ngô tẻ giống địa phương, hạt đều, chắc và mới để khi làm bún vị mới thơm, màu vàng đẹp. Ngô sau khi phơi khô sẽ được đem đi xay nhỏ rồi ngâm qua đêm. Tiếp đó đem ngô xát mịn rồi trộn thêm bột gạo, sau đó cho vào máy trộn, pha thêm nước, đem hỗn hợp này vào máy ép bún để ra sản phẩm bún ngô.
Tương tự đối với bún cẩm, bún gấc cũng được làm như vậy. Đầu tiên lấy lá cẩm tím đun lên, lọc lấy nước rồi trộn với gạo ngâm qua đêm. Sau đó đem gạo xát thành bột, trộn thêm nước lá cẩm để tạo màu. Các công đoạn tiếp theo tương tự như làm bún ngô.
Bún sau khi ra từ máy ép được cắt thành từng bó dài từ 70 cm – 80 cm để đem phơi. Đem bún vào lò ủ qua đêm để bún tơi, khi gỡ bún không bị bết dính.
Trong bún ngũ sắc, có loại bún gạo lứt được làm từ gạo lứt huyết rồng dẻo ngon màu tự nhiên vốn có, đặc biệt rất tốt cho người bệnh tiểu đường hoặc người muốn giảm cân và ăn kiêng nên loại bún nà
Bún khô rất dễ nấu và chế biến thành nhiều món như bún xào, bún ốc, bún chả và ngon nhất là món bún trộn hoặc biến tấu thành món mỳ Ý. Khi nấu lên, sợi vừa dai, vừa mềm ngon như bún tươi....
Bạn đã thử món bún ngũ sắc rực rỡ này chưa? Nếu chưa hãy bổ sung ngay vào menu bữa ăn gia đình ngay và luôn nhé!