Giáo sư, bác sĩ Minoru Shirota - cha đẻ của Yakult đã mất 15 năm nghiên cứu trong điều kiện khoa học hạn chế, dịch bệnh tràn lan trước khi cho ra mắt Yakult vào năm 1935. Ước mong của vị giáo sư là tìm ra loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho người Nhật. Phát minh của ông đã thành thức uống được ưa thích trên toàn cầu ngày nay, xuất hiện trên 39 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 40 triệu chai được bán mỗi ngày.

Những chai Yakult đầu tiên được đựng trong lọ thuỷ tinh, còn hiện nay là đựng trong lọ nhựa đặc biệt với dung tích 65ml hoặc 100ml. 

Buôn bán gần 1 thế kỷ, tạo sao Yakult vẫn chỉ bán những lọ bé tí mà không làm size to hơn để khách uống cho đã? - Ảnh 1.

Trải qua gần 1 thế kỷ kinh doanh, được ưa chuộng rộng rãi nhưng Yakult vẫn giữ nguyên dung tích đựng trong lọ tí hon. Thậm chí nếu các hãng đồ uống khác muốn nhập sỉ Yakult về để làm nguyên liệu thì cũng chỉ được mua những chai bé tí như vậy. Vì sao hãng giữ quyết định này?

Buôn bán gần 1 thế kỷ, tạo sao Yakult vẫn chỉ bán những lọ bé tí mà không làm size to hơn để khách uống cho đã? - Ảnh 2.

Thực chất, việc giữ nguyên dung tích nhỏ của Yakult đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, nhằm đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng. Theo nghiên cứu của công ty Yakult Honsha, mức 65ml - 100ml là kích thước vừa đủ để các nhóm khách hàng dùng hết trong 1 lần uống, không bị để thừa lại, giảm nguy cơ ô nhiễm vi khuẩn sinh học (Lactobacillus paracasei Shirota). Trong mỗi chai Yakult có tới 6,5 tỷ vi khuẩn sống, khi tiếp xúc lâu với không khí sẽ làm giảm chất lượng sản phẩm.

Thêm vào đó, lượng lợi khuẩn L.casei Shirota đã được đong đếm vừa đủ trong mỗi lọ để mang lại hiệu quả tối ưu cho hệ tiêu hoá, uống nhiều hơn chưa chắc đã tốt.

Buôn bán gần 1 thế kỷ, tạo sao Yakult vẫn chỉ bán những lọ bé tí mà không làm size to hơn để khách uống cho đã? - Ảnh 3.
 

Các chuyên gia khuyến cáo Yakult không nên được coi là thức uống giải khát mà là thức uống bổ sung dinh dưỡng, không nên uống một lượng lớn mỗi ngày

Nguồn: Tổng hợp/Doanh nghiệp & Tiếp thị

Nguồn
Link bài gốc