Tình cờ đọc được bài viết “Cách tăng cường sức khỏe dịp nắng nóng” trên Vnexpress, bản thân mình thấy khá hữu ích nên xin được chia sẻ lại nội dung chính để mọi người cùng tham khảo. Qua đó áp dụng để cải thiện sức khỏe trong những ngày hè sắp đến.
Tại Nhật Bản, từ tháng 4, thời tiết sẽ dần nóng lên. Cơ quan Khai báo Đột quỵ Takashima (Nhật Bản) từng theo dõi 55.000 dân suốt 15 năm, cảnh báo mọi người về nguy cơ đột quỵ gây tử vong vào mùa hè cao gấp đôi mùa xuân và đông. Mùa hè 2019, Tokyo đã ghi nhận số ca đột quỵ cao nhất, hơn 6.000 người. Tại các nơi như Osaka, Aichi... cũng có hơn 5.000 ca đột quỵ cấp cứu. Ngoài ra, nhiệt độ cứ tăng 1 độ C sẽ khiến nguy cơ đột quỵ ủ bệnh tăng theo. Do đó, chỉ cần thấy thời tiết nắng lên, người dân nước này sẽ thực hiện nhiều biện pháp phòng đột quỵ sớm:
Trong đó thú vị nhất là lễ "uchimizu" (lễ hội té nước) ở nhiều thành phố của Nhật Bản. Họ dội nước lạnh lên các vỉa hè nóng rát để làm mát, xoa dịu thời tiết. Đồng thời, người dân hạn chế ra ngoài trời khi nắng nóng trên 32 độ C. Người Nhật gọi đây là "thẻ đỏ 32 độ C", vì chỉ cần đi ngoài nắng gắt 30 phút, thân nhiệt sẽ tăng lên.
Nếu ở nhà, tránh bật điều hòa thấp hơn thân nhiệt 10 độ C, nhiệt độ phòng lý tưởng là 26-27 độ C. Ngoài ra, người Nhật Bản ưa chuộng quần áo nhẹ và mát, đây cũng là một trong những nước chú trọng sản xuất các loại vải "cool-biz" có khả năng làm mát da.
Người dân xứ sở hoa anh đào cũng không bỏ quên việc tập thể dục, vào mỗi buổi chiều, khi thời tiết đã dịu mát, các công viên, quảng trường, phòng gym... lại có đông người tập luyện. Họ cũng chú trọng việc uống đủ nước, luôn mang theo nước khi đi làm, đi tập, đi chơi...
Về chế độ ăn, người Nhật ăn nhiều rau xanh, hoa quả, bởi các acid amin có trong thực vật hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Còn trong số các thực phẩm cung cấp protein, họ ưu tiên lựa chọn các loại cá biển giúp làm bền thành mạch (đặc biệt là cá tráp biển đỏ madai sinh sản vào đầu mùa hè) và đậu tương lên men (natto) hỗ trợ làm tan máu đông.
Những hạt đậu lên men giàu enzym nattokinase, có hiệu quả làm tan cục máu đông hiệu quả, mạnh gấp 4 lần enzym plasmin đánh tan tơ huyết trong cơ thể người. Vì vậy, người Nhật thường ăn natto vào buổi sáng và bữa tối - thời điểm chênh lệch nhiệt độ ngày, đêm cao, giúp phòng ngừa đột quỵ hiệu quả hơn.
Giảm mỡ máu cũng có ý nghĩa quan trọng trong dự phòng đột quỵ với người Nhật, đặc biệt là vào đầu hè, khi mà "dư âm" dư thừa lipid trong máu từ lễ Tết mùa xuân vẫn còn cao. Nhật Bản có khá nhiều thực phẩm giảm mỡ máu như trà xanh, cần tây... song lâu đời và nổi tiếng nhất phải kể đến gạo đỏ (beni-koji). Thứ gạo này đem lên men, chắt lọc lấy tinh túy, tạo ra chất monacollin có khả năng giảm cholesterol từ trong máu, gan, đến ruột.
Để tăng hiệu quả giảm mỡ máu cao và phòng đột quỵ, thực đơn hàng ngày của người Nhật được kết hợp cả natto lẫn gạo đỏ - những thực phẩm có lịch sử hơn chục thế kỷ qua. Để học hỏi bí quyết này, bạn có thể tìm mua natto, beni-koji... ở các cửa hàng xách tay hoặc chọn mua các thực phẩm bổ sung.