Liên tục trong 2-3 tháng nay không chỉ group này mà khắp báo chí mạng rầm rộ các video viral liên quan tới ngành, trong đó có 2 clip bị cộng đồng mạng lên án gay gắt nhất đó là clip (1) kẹp phone vào cửa sổ máy bay và quay phim liên tục từ lúc cất cho tới khi hạ cánh, và (2) clip nhảy trên sân đỗ mà mọi người tưởng sắp lao vào động cơ máy bay.

leftcenterrightdel
 

Là một người từng làm trong ngành nhiều năm, trải qua vài hãng, vài vị trí và cũng gọi là có chút kinh nghiệm và hiểu biết trong lĩnh vực tâm lý con người, kĩ thuật hk và an toàn hk nên mình có cách tiếp cận và nhìn nhận sự việc rất khác đám đông. 

Đầu tiên là Tại sao? 

Tại sao các video này nó viral, gây sự chú ý của xã hội và bị lên án? Đó chính là tính chất lạ đời và sự lệch chuẩn. Tâm lý xã hội rất đơn giản, cứ cái gì lạ, lệch ra khỏi chuẩn thông thường lập tức sẽ tạo sự chú ý. Hoặc là người ta khen ngợi nó, hoặc người ta ghét bỏ nó. Và nếu trước đó có một vài người nói rằng hành động này nó sai, hay chửi nó thì tâm lý của người tiếp theo sẽ có thiên hướng là đồng thuận. Đây chính là thứ gọi là “tâm lý đám đông”. Tâm lý đám đông là một thứ phổ biến, đặc biệt một hiện tượng mà người ta không thực sự có kiến thức sâu, hiểu sâu, hay dành thời gian đủ lâu để xem xét, phân tích và đưa ra phán xét khách quan dựa trên một cơ sở vững chắc. Hay nói tâm lý đám đông nó được hình thành từ sự lười suy nghĩ, thiếu/không có tư duy độc lập. Chưa hết, tâm lý đám đông nó còn được hình thành từ tư duy thượng đẳng. Trong cuốn sách “Bức xúc không làm ta vô can” của tác giả Đặng Hoàng Giang giải thích, khi chúng ta đứng về phía đám đông, không cần biết đám đông là đúng hay sai, thì chúng ta sẽ có cảm giác an toàn và sự thượng đẳng so với thiểu số, và đặc biệt là khi thiểu số đang bị đám đông lên án. Cảm giác an toàn và thượng đẳng nó khiến con người thoải mái cả về tâm lý và sinh lý. 

Tiếp theo là Thế nào? 

Thế nào mà nó lại trở thành một clip viral triệu view? Nếu ai rành về cách thức mạng xã hội và cụ thể là thuật toán của Tiktok hoạt động thì sẽ biết chính xác tại sao! Mình nói ngắn gọn, khi một clip được up lên tiktok, nó sẽ được gửi tới 100-500 tài khoản. Và nếu clip đó được xem lại nhiều lần, được tương tác nhiều (tiktok không cần biết là bạn đang khen hay chửi, chỉ cần bạn like, cmt là nó biết clip được quan tâm), và được share thì lập tức nó được cộng điểm và đẩy lên top trending. Tức là lúc này clip sẽ được hàng chục ngàn, sau đó là trăm ngàn và triệu triệu người coi trên khắp khu vực và thế giới. Và càng nhiều người vô chửi, vô xem, nó càng tồn tại trên top lâu. 

Rất nhiều tài khoản tiktok triệu view sau đó được trao tay với giá 10-20tr, 80-90tr là không hiếm. Và vì nó là cách kiếm tiền nhanh, nên nhiều người họ bất chấp và nghĩ đủ cách để được triệu view một cách cố tình & nhanh chóng để bán (rất hiếm tk nào vô tình mà được triệu view). 

2 clip mà mình nhắc tới ở trên được đẩy lên top và trở lên viral với triệu view và hàng chục ngàn chia sẻ trong thời gian ngắn đó chính là nhờ tâm lý đám đông tỏ ra thượng đẳng của chúng ta đấy. 

Nếu đám đông nói sai thì hành vi đó có sai không?

Đây là thứ chúng ta nên và cần phải chất vấn chính chúng ta trước khi bày tỏ quan điểm. Có một thứ vô cùng nguy hiểm của tâm lý đám đông, nếu mọi người cho là sai, thì vấn đề có thể đang ở lằn ranh đúng/sai cũng có thể thành sai. Nhưng chúng ta chẳng hiểu chính xác là nó sai ở đâu, sai chỗ nào, dựa trên điều luật, luật pháp, quy định nào để phán xét. Và theo cái đà cảm tính và lười suy nghĩ, ta lại xuôi theo suy nghĩ của đám đông, chẳng cần phải hiểu bản chất làm gì, để cho nó an toàn, và trong khoảnh khắc vài giây ta cảm thấy hạnh phúc vì mình thấy mình “thông minh” hơn cái đứa đang bị chửi là “ngu” kia.

Thế nên để đánh giá đúng sai và phân tích bản chất hành vi/sự việc, không phải chúng ta tuân theo suy nghĩ cảm tính đám đông, mà chúng ta cần suy nghĩ dựa trên cơ sở pháp lý cũng như các quy chuẩn được pháp luật công nhận, hạn chế, cấm đoán. 

Phân tích clip kẹp phone lên cửa sổ máy bay để quay phim trong thời gian dài

Dựa trên quan sát của mình, hiện tượng cần được chia làm 2 hành vi. 

Hành vi 1, kéo cửa sổ hạ xuống trong quá trình cất hạ cánh. Hành vi này rõ ràng là sai vì chúng ta khi bay đều nghe lặp đi lặp lại câu nói của tiếp viên là: xin quý khác dựng thẳng lưng ghế, gập bàn ăn phía trước và mở cửa sổ. Sau đó là tiếp viên sẽ rảo một lượt để kiểm tra. Nếu ai chưa kéo cửa sổ lên, tiếp viên sẽ nhắc nhở. Thế thì như vậy, có 2 cái sai ở đây đó là cô hành khách sai khi không tuân theo lời tiếp viên.

Hành vi 2 và là hành vi bị lên án gay gắt, mà làm đau đầu cả ngành đó là kẹp điện thoại sau shade cửa sổ để quay phim. Giả sử nhé, nếu vị hành khách đó không kéo cửa sổ xuống, mà cô ấy chỉ cầm điện thoại quay suốt quá trình bay thì có bị xã hội lên án không??? Tôi chắc chắn 100% là chẳng ai lên án hành vi đó, vì chúng ta thấy nhiều người cũng làm vậy rồi, nó bình thường. Không những thế chúng ta còn khen ôi clip đẹp quá, hay mấy bác hứng lên mạnh mồm “đẹp vcl”, “đẹp vcđ”. Nhưng thật không may, clip lại là một super combo hành vi kèm với kéo cửa sổ xuống. Nên nó lạ đời, lệch chuẩn! Nên mới bị xã hội chửi.

Và khi cái bọn báo mạng (cho phép mình gọi là “cái bọn” vì bản chất nó tầm thường) nó thấy trend viral là bọn nó nhanh lắm, chộp ngay, đăng ngay như đưa một món ăn tinh thần nóng hỏi cho cả xã hội ăn, để mà cùng thưởng thức và chửi rủa. Và cái bọn báo mạng lại được thêm tiền quảng cáo, tăng rank google. Và cộng hưởng với đó là những ai ko có tiktok thì lại cài tiktok để xem. Ai chưa được xem thì tìm để xem. Tóm lại là đi cày view một cách vô thức cho tài khoản tiktok. Mình nói tóm gọn là “trò bẩn của media”. 

Và bởi vì dư luận bức xúc, nên các cơ quan quản lý phải lưu tâm, họp bàn, phân tích, ra giải pháp để chấn chỉnh, và xoa dịu bức xúc xã hội. Nhưng chiểu theo quy định hiện hành, thì ngoài hành vi đóng cửa sổ là cả hành khách và tiếp viên sai thì hành vi thứ 2 người ta chẳng biết nên xử lý thế nào theo đúng pháp luật. Và thế là cơ quan quản lý đăng báo “chúng tôi cho rằng hành vi này nguy hiểm và có thể khi ánh nắng chiếu vào có thể làm điện thoại nóng lên và gây cháy nổ!” Mình đánh giá đây hoàn toàn là một nhận định có tính chủ quan, suy diễn cao và chưa đủ cơ sở cả về pháp lý và kỹ thuật, mục đích là xoa dịu dư luận. Thứ nhất, máy bay bên trong khoang rất mát bởi có hệ thống điều hoà, không những thế luồng gió nó ở ngay sát cửa sổ. Và nếu chẳng may cứ cho rằng điện thoại nó nóng lên bởi máy bay không có hệ thống điều hoà hay bởi ánh nắng mặt trời như nhà chức trách nói thì theo mình biết hiện nay các điện thoại đều có cơ chế an toàn tự ngắt khi nóng lên ở một nhiệt độ nhất định. Hay chúng ta có thể áp dúng tính suy diễn và quy nạp đó là sao mấy anh grab gắn điện thoại chạy ngoài nắng mấy tiếng đồng hồ mà điện thoại không nổ? 

Hay nếu ta áp dụng phương pháp risk assessment thì khả năng nổ điện thoại do mặt trời chiếu vào trong máy bay gần = 0. Nếu tỉ lệ này nó lớn, thì chắc chắn không tới lượt “cộng đồng mạng” cảnh báo mà các cục hk thế giới, tổ chức an toàn quốc tế, hay hãng sx máy bay sẽ đưa ra khuyến cáo ngay. Có lẽ mấy anh làm kỹ thuật lâu năm nắm rõ còn nhiều rủi ro tồn tại hiện hữu trên mỗi chuyến bay lớn hơn tỉ lệ này mà nhiều người trong ngành còn không biết cơ. À mà chưa kể dân bay cũng đã được thực tập tình huống dập cháy trên máy bay rồi nhỉ? Nhiều bình dập cháy được trang bị từ đầu tới đít máy bay thế cơ mà! 

Vậy nên nếu áp dụng hình phạt với các quy định hiện hữu, chỉ có thể áp dụng cho hành vi không tuân thủ hướng dẫn an toàn bay của tiếp viên, cụ thể là đóng cửa sổ trong quá trình cất hạ cánh, chứ không đủ cơ sở phạt nặng hơn với hành vi kẹp điện thoại quay phim. Và tất nhiên cũng không quên cần xác định xem có lỗi hay không của tiếp viên hãng đã thiếu sót kiểm tra và nhắc nhở khách mở cửa sổ (double check hay triple check là nguyên tắc cơ bản của safety để đảm bảo sai sót không bị lọt lưới)

Bài đã hơi dài, mình sẽ phân tích clip 2 nhảy trên sân đỗ vào ngày mai!