Ngày vía Thần Tài 2021 nên mua vàng gì?

Ngày vía Thần Tài nên mua vàng gì là câu hỏi rất nhiều người đặt ra trong dịp này, bởi trên thị trường có rất nhiều loại vàng từ vàng thỏi, vàng nhẫn cho đến vàng đã qua chế tác.

Nếu chọn mua các loại nhẫn tròn trơn từ 0,5 đến 5 chỉ khách hàng nên chọn các loại đã được ép vỉ để dễ bảo quản, sau này khi bán lại sẽ không bị mất giá. Đối với loại nhẫn trôi nổi, không được ép vỉ do các cơ sở nhỏ sản xuất, gia công khi bán lại tại các cửa hàng sẽ không được giá. Ngoài ra rất dễ mua phải vàng ít tuổi, chất lượng kém.

Bên cạnh vàng nhẫn tròn trơn thì vàng miếng cũng được nhiều người lựa chọn. Những người buôn bán vàng lâu năm đều đưa ra lời khuyên khách hàng nên mua tại các cơ sở uy tín, khi giao dịch cần yêu cầu xuất hóa đơn tài chính ghi lại thông tin, mã số của miếng vàng, đồng thời nên chọn loại bao bì có màng Hologram chống hàng giả.

Khi đi mua vàng cần chú ý, tuổi vàng đúng chuẩn mặt bên trong của nhẫn sẽ có khắc số 999.9; còn nếu vàng non chưa đủ tuổi thường mặt trong sẽ khắc 999.0 (loại vàng này thường có giá thấp hơn giá vàng 999.9).

Ngoài các mặt hàng truyền thống như vàng nhẫn tròn trơn, vàng miếng thì hiện nay trên thị trường còn có nhiều loại vàng khác đã được chế tác như lắc vàng, mặt dây truyền, lì xì mạ vàng, tượng mạ vàng, vàng miếng dập hình con giáp theo các năm,... được các hãng vàng tung ra vào các đợt Vía Thần tài mọi năm.

leftcenterrightdel
Nhẫn tròn trơn, sản phẩm được lựa chọn nhiều nhất trong ngày vía Thần Tài. 

Mua bao nhiêu vàng thì hợp lí?

Không có quy định hay yêu cầu phải mua bao nhiêu vàng vào dịp này, vì thế tùy vào nhu cầu cũng như điều kiện kinh tế mà người mua có thể lựa chọn từ 0,5 chỉ cho đến một thậm chí nhiều lượng vàng.

Nhiều người quan niệm nhẫn vàng tròn trơn một lượng để cầu Phúc, một chỉ để cầu Lộc, hai chỉ cầu Phát, 5 chỉ cầu Tài.

Nên mua vàng lúc mấy giờ?

Theo quan niệm dân gian, ngày vía Thần Tài là ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch vì thế bất cứ thời điểm nào trong ngày cũng có thể mua vàng.

Tuy nhiên, trên thực tế các cửa hàng vàng luôn đông kín khách từ sáng sớm, thậm chí có người tới xếp hàng chuẩn bị từ 4-5 giờ sáng và đông nhất là tầm trưa vì vậy người mua cần chú ý thời gian và sắp xếp thời gian cho hợp lí để tránh phải đợi lâu. Nhiều cửa hàng cũng cam kết sẽ mở cửa cho tới khi hết khách.

Nhiều hãng vàng lớn để tránh việc khách hàng phải chờ đợi quá lâu đã cho đặt trước trên hệ thống và tới ngày chỉ cần tới và nhận vàng.

Năm nay, ngày vía Thần tài rơi vào ngày 21/2/2021 (tức mùng 10 tháng Giêng âm lịch) nhằm vào Chủ nhật. Chính vì vào ngày nghỉ nên lượng người xếp hàng mua vàng sẽ dự kiến tăng.

Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, nhiều cửa hàng vàng có dịch vụ mua vàng online để tránh tình trạng tụ tập đông người, gây ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch bệnh.

Theo các chuyên gia vàng, trên thị trường hiện nay vàng thường được chia thành các loại như: vàng miếng, nhẫn tròn trơn và trang sức… Tuỳ vào nhu cầu của từng người mà lựa chọn mua loại vàng nào cho phù hợp.

Cụ thể, nếu khách chọn mua nhẫn tròn trơn 0,5-5 chỉ thì nên chọn loại ép vỉ để thuận tiện sau này mua đi bán lại sẽ không mất giá. Nếu mua nhẫn tròn trơn không ép vỉ khó xác định được chất lượng. Bởi nhẫn tròn trơn gia công do những cơ sở nhỏ lẻ sản xuất, không có đủ máy móc, công nghệ hiện đại nên có thể không đảm bảo đủ tuổi hay còn gọi là vàng non.

Riêng với vàng miếng khi mua trên miếng vàng sẽ có số seri, được ép vỉ giống như vàng nhẫn tròn trơn.

Với những người mua vàng chỉ để cầu may, sau đó cất tủ tích lũy chứ không bán ra thì có thể mua những sản phẩm hợp tuổi, hợp mệnh. Còn nếu muốn bán mà không bị lỗ thì nên mua vàng nhẫn tròn trơn hoặc vàng miếng.

Một lưu ý nữa là tuổi vàng. Với vàng nhẫn tròn trơn, tuổi vàng thường được khắc bên trong của nhẫn để khách dễ nhận biết. Do đó, khi đi mua vàng cần chú ý, tuổi vàng đúng chuẩn mặt bên trong của nhẫn sẽ có khắc số 999.9; còn nếu vàng non chưa đủ tuổi thường mặt trong sẽ khắc 999.0 (loại vàng này thường có giá thấp hơn giá vàng 999.9).

Các chuyên gia vàng cũng cho biết, dù là vàng nhẫn, vàng miếng, vàng trang sức khi đi mua cũng nên tìm đến các cửa hàng uy tín, lấy hoá đơn đầy đủ vì nó là giấy tờ chứng thực giao dịch của khách với cửa hàng, sau này cũng thuận tiện cho các giao dịch mua đi bán lại.

Hiện trên thị trường có rất nhiều sản phẩm vàng Thần Tài với mẫu mã đa dạng như vàng miếng, nhẫn, lắc, tượng Thần Tài, linh vật, đồng xu, lì xì vàng...

Trong đó, thị trường online cũng nhộn nhịp không kém với các mặt hàng nhập từ Hồng Kông, Trung Quốc. Tuy nhiên theo lời khuyên của các chuyên gia, khi đi mua vàng ngày Thần Tài phải lưu ý chọn cửa hàng có uy tín, đảm bảo đủ tuổi và chất lượng vàng.

Một điều đáng lưu ý, khi đi mua vàng các loại cũng phải lấy hóa đơn đầy đủ vì nó là giấy tờ chứng thực giao dịch của khách với cửa hàng.

Bên cạnh đó, mua vàng cầu may dịp đầu năm mới là một nét văn hóa tín ngưỡng dân gian của người Việt. Vì vậy, chúng ta cũng nên hiểu rõ nguồn gốc của ngày vía Thần Tài.

Một số quan niệm vẫn đang được lưu truyền về việc cúng Vía Thần tài:

Lễ vật cúng Vía Thần tài

Bàn thờ Thần Tài (đi kèm với Ông Địa) là một chiếc khám nhỏ, sơn son thếp vàng. Trên bàn thờ nhất định phải có tượng Thần Tài, Ông Địa bằng sứ để thờ. Ngoài ra còn cần hũ gạo, muối, nước; lọ hoa; bát nhang; đĩa bày trái cây và khay 5 chén nước.

Lễ vật thường mua: 1 bình hoa, 1 con tôm, 1 con cá quả nướng, 1 con cua, 1 miếng heo quay, 1 bộ giấy tiền vàng mã, 1 đĩa ngũ quả, chum rượu để cúng lấy vía Thần Tài cầu xin cho năm mới làm ăn phát đạt. Dân gian cũng truyền rằng, Thần Tài rất thích món heo quay, chuối chín vàng.

Riêng hoa cúng Thần Tài, không nên dùng hoa giả, cần mua hoa tươi, có nụ, có hương thơm càng tốt. Quả cũng không nên dùng quả nhựa, quả nhân tạo không ăn được. Nên cúng Thần Tài bằng quả tươi, ngon. Người ta thường dùng táo, lê, chuối, cam, quýt để cúng.

Ngoài ra, dân gian còn có tục mua vàng đặt lên bàn thờ lúc cúng để xin lộc Thần Tài, cúng xong mang trên người sẽ được may mắn quanh năm.

Ngoài ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng, mọi người vẫn chọn mùng 10 âm lịch hàng tháng để cúng Thần tài, cầu xin cho may mắn về tài lộc trong tháng đó.

Bài văn khấn Thần Tài năm 2021 (trích theo văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa Thông tin):

Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

- Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngày Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

- Con kính lạy Thần tài vị tiền.

- Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là………………………………………

Ngụ tại………………………………………………

Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…………….

Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Những lưu ý khi cúng Thần tài:

Hiện nay, dân gian vẫn lưu truyền một số quan niệm về việc thực hiện nghi thức cúng Vía Thần Tài:

Đầu tiền là phải chọn tượng Thần Tài, Thổ Địa mặt tươi cười, mặt sáng sủa, tượng không bị nứt, vỡ, nhìn tượng toát lên vẻ phú quý.

Tiếp đó, các gia chủ thường ngày đốt nhang mỗi sáng từ 6h – 7h và chiều tối từ 6h – 7 giờ. Thay nước uống khi đốt nhang, thay nước trong lọ hoa và trưng thờ nải chuối chín vàng.

Dân gian cũng quan niệm tránh để các con vật chó mèo quậy phá làm ô uế bàn thờ Thần tài. Hàng tháng thường lau bàn thờ, tắm cho Thần tài vào ngày cuối tháng và ngày 14 âm lịch với nước lá bưởi, hay rượu pha nước. Khăn lau và tắm cho Thần tài không được dùng vào việc khác.

 
Theo SHTT
Nguồn
Link bài gốc