Cụ thể bài viết trên VTV chia sẻ về tỷ giá vàng trong và ngoài nước như sau: 

Ghi nhận vào lúc 9h05, thị trường Hà Nội, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 60,85 - 61,57 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng mỗi chiều 150.000 đồng so với chốt phiên giao dịch hôm qua (15/12).

Tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, giá vàng miếng SJC cũng tăng mỗi chiều 150.000 đồng/lượng so với cuối phiên hôm qua và giao dịch ở mức 60,75 - 61,45 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trong khi đó, Công ty Bảo Tín Minh Châu điều chỉnh tăng giá vàng SJC 170.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và 180.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với chốt phiên hôm qua. Hiện giá vàng SJC qua niêm yết của doanh nghiệp giao dịch ở mức 60,91 - 61,45 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Giá vàng tăng dựng đứng - Ảnh 1.

Giá vàng thế giới đi lên

Trên thị trường thế giới, lúc 7h20 hôm nay (giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay tại châu Á qua niêm yết của Kitco.com đứng ở mức 1.779,4 USD/ounce, tăng 2,1 USD. Tại thị trường New York, giá giao ngay chốt phiên giao dịch ở mức 1.777,3 USD/ounce, tăng 6,1 USD.

Kết thúc cuộc họp chính sách kéo dài 2 ngày (14 - 15/12), Ủy ban Thị trường mở liên bang (FOMC), cơ quan hoạch định chính sách tiền tệ của FED, cho biết sẽ giảm lượng mua trái phiếu kho bạc hàng tháng và chứng khoán được bảo đảm bằng thế chấp với tốc độ nhanh hơn so với mức đưa ra vào tháng 11/2021.

Các quan chức FED cũng dự kiến tăng lãi suất 3 lần cho tới cuối năm 2022, đẩy nhanh thời gian dự kiến để tăng chi phí đi vay.

Nhà giao dịch kim loại quý Tai Wong, có trụ sở tại New York cho biết, thị trường đang tìm kiếm một động thái "quyết liệt hơn" từ FED và điều này đã xảy ra.

Ông Tai Wong nhận định mức kỹ thuật quan trọng của giá vàng là 1.750 USD/ounce, nếu giá vàng đi xuống và "xuyên thủng" mức này, có thể dẫn đến sự biến động không mấy lạc quan trong những ngày còn lại của năm nay.

Giá vàng giao ngay ban đầu đã giảm gần 1%, xuống mức thấp nhất trong 2 tháng sau thông báo của FED, nhưng đã tăng trở lại sau đó do đồng USD mất hơn 0,2%.

Giá USD cũng tăng sau tín hiệu từ FED. Chỉ số dollar Index đo sức mạnh đồng USD so với một rổ gồm 6 đồng tiền chủ chốt khác tăng lên mức 96,56 điểm, cao hơn so với mức 96,4 điểm trong phiên liền trước.

Giới chuyên gia dự đoán, giá vàng sẽ có biến động trong thời gian tới khi các nền kinh tế thế giới khá bất định. Lạm phát của Mỹ được dự báo sẽ còn nóng hơn và hiện tăng mạnh nhất trong gần 4 thập kỷ qua, đồng thời rất khó giảm trong ngắn hạn.

Trước thông tin như vậy chắc nhiều người thắc mắc có nên mua vào để trữ hay không? Cá nhân người viết tìm hiểu qua nhiều nguồn tin thì có những chia sẻ đến mọi người như sau:

Lý giải về việc giá vàng thế giới tăng cao, chuyên gia tài chính - ngân hàng Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) cho biết, thời gian qua, nhiều nước tung ra gói kích thích kinh tế trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch Covid-19. Vì vậy, lạm phát có xu hướng gia tăng. Nhà đầu tư đã mua vàng nhiều hơn nhằm bảo toàn tài sản.

Có nên mua vàng lúc này? - VietNamNet

Chuyên gia này dự báo, đà tăng của giá vàng thế giới vẫn còn tiếp tục và giá kim loại quý này có thể chạm mức 1.900 USD/ounce.

Giá vàng đang tăng mạnh, câu hỏi được đặt ra là có nên mua vàng vào thời điểm này? Chuyên gia Đinh Trọng Thịnh khuyến cáo không nên mua bởi rủi ro rất lớn. Lý do là giá vàng trong nước hiện cao hơn giá vàng thế giới rất nhiều. Thực tế, trước đây, giá vàng trong nước cũng cao hơn giá quốc tế nhưng mức chênh lệch chỉ là 2,5 triệu đồng/lượng, cao hơn nữa là 5 triệu đồng/lượng.

Tuy nhiên, nhiều tháng qua, chênh lệch giá giữa hai thị trường lên tới 8-9 triệu đồng/lượng, thậm chí có thời điểm lên mức 9,5 triệu đồng/lượng. Nếu mua vào, người mua sẽ phải trả với mức giá đắt hơn hàng triệu đồng mỗi lượng so với giá thế giới và sẽ gặp rủi ro lớn nếu giá vàng đảo chiều giảm. Hơn nữa, thời gian qua, neo ở mức cao rồi tăng chứ không tăng từ mức thấp như trước.  

“Vì vậy, chỉ mua vàng với món nhỏ khi thực sự cần thiết, còn mua đầu tư dài hạn thì hiện không phải là thời điểm thích hợp, chỉ mua khi chênh lệch giá giữa hai thị trường ở mức hợp lý là khoảng 2-3 triệu đồng/lượng”, ông Thịnh nói.

Nhiều chuyên gia kinh tế cũng cho biết, với chủ trương chống vàng hóa trong nhiều năm nay, đặc biệt là Nghị định số 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng được ban hành và đi vào thực tiễn, vàng đã không còn vị thế như trước đây, không còn là phương tiện thanh toán.

Nhu cầu về vàng hiện nay cũng không đến từ việc đầu cơ mà đã trở về nhu cầu thực của người dân, như làm quà tặng hoặc mua lấy may dịp đầu năm. Vì vậy, sự biến động mạnh của giá vàng cũng không còn tác động nhiều đến kinh tế vĩ mô.

Nguồn
Link bài gốc