Trong bối cảnh ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhiều ngân hàng giảm lãi suất huy động thì một số ngân hàng tư nhân lại tăng mạnh lãi suất tiết kiệm.

leftcenterrightdel
 Hàng loạt ngân hàng bất ngờ điều chỉnh tăng lãi suất huy động. Ảnh minh họa

Có thể kể đến ngân hàng Sacombank. Từ 12/3, nhà băng này thực hiện tăng lãi suất tiết kiệm từ 0,1-0,2 điểm % với tất cả kỳ hạn.

Hiện lãi suất huy động với kỳ hạn 3-5 tháng tại đây ở mức 3,3-3,4%/năm; kỳ hạn 6-8 tháng ở mức 4,6%/năm; 9-11 tháng ở mức 4,8-4,9%/năm; kỳ hạn 12 tháng là 5,6%/năm; kỳ hạn 36 tháng là 6,3%/năm.

Đầu tháng 3, VPBank cũng điều chỉnh tăng lãi suất đầu vào ở nhiều kỳ hạn.

Tại Techcombank, đầu tháng 3, ngân hàng này điều chỉnh tăng lãi suất huy động, với mức tăng từ 0,1-0,5 điểm %, tùy từng kỳ hạn, tùy từng đối tượng khách hàng. Nhưng từ ngày 15/3, biểu lãi suất mới tại ngân hàng này lại giảm nhẹ 0,1-0,2 điểm % ở một số kỳ hạn ngắn từ 1-3 tháng.

Sau khi Techcombank và VPBank tăng lãi suất huy động vào tuần đầu tháng 3, một loạt ngân hàng cũng điều chỉnh tăng lãi suất huy động.

Trong đó, một số ngân hàng lớn cũng điều chỉnh lãi suất tăng 0,3% với kỳ hạn 6 tháng, tăng 0,7% và 0,9% với kỳ hạn 12 tháng.

Ngân hàng Quân đội (MB) cũng tăng lãi suất tiết kiệm đối với một số kỳ hạn. Theo đó lãi suất kỳ hạn 12 tháng được nâng lên 5,3%/năm và lãi suất kỳ hạn 6 tháng được nâng lên 4,68%/năm.

Khảo sát thị trường cho thấy, lãi suất tiền gửi tiết kiệm ở một số ngân hàng nhỏ hiện khá hấp dẫn, đáng kể nhất là Kienlongbank gửi tiết kiệm kỳ hạn 18 - 36 tháng lãi suất 7,1%/năm.

Một số ngân hàng khác cũng có lãi suất trên 7%/năm đối với các kỳ hạn dài trên 12 tháng. Đối với kỳ hạn 6 tháng, các ngân hàng: NCB, CBBank, NamABank, VietABank… đều áp dụng mức lãi suất trên 6%/năm.

Nhóm ngân hàng Techcombank, Vietcombank, VietinBank, BIDV và Agribank trả lãi thấp hơn, xoay quanh mức từ 2,8 - 4%/năm cho các kỳ hạn dưới 6 tháng. Trong khi đó MSB có mức lãi suất thấp nhất hiện nay, với kỳ hạn tiết kiệm 1 tháng chỉ ở mức 2,5%/năm (đối với gửi tại quầy).

Một số chuyên gia cho rằng, việc điều chỉnh lãi suất tiết kiệm tăng, giảm đan xen ở các ngân hàng là diễn biến bình thường, tùy vào nhu cầu huy động vốn của mỗi ngân hàng ở từng giai đoạn.

Động thái tăng lãi suất đầu vào của một vài nhà băng chỉ mang tính chất cục bộ, chưa phải xu hướng chung của toàn ngành.

Hơn nữa, lãi suất tiền gửi tăng tại một số ngân hàng chỉ áp dụng với khách hàng cá nhân chứ không thay đổi với khách hàng tổ chức. Xu hướng chung của các ngân hàng thương mại vẫn là giảm lãi suất huy động, tiến tới giảm lãi suất cho vay.

Bên cạnh đó, yếu tố từ ngoài nước cũng đang gây áp lực lên lạm phát. Hiện nhiều ngân hàng Trung ương trên thế giới tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ, đưa ra thông điệp sẵn sàng chấp nhận lạm phát có thể tăng.

Điển hình là gói cứu trợ 1.900 tỷ USD của Mỹ có thể làm nền kinh tế thế giới bị "quá nhiệt" và làm tăng lạm phát.

Trước động thái tăng lãi suất huy động của một số ngân hàng, nhiều ý kiến lo ngại lãi suất cho vay cũng sẽ tăng theo. Dù vậy, nhiều ngân hàng cho rằng, việc điều chỉnh lãi suất đầu vào chỉ mang tính cục bộ ở một vài ngân hàng, không phải xu hướng chung của thị trường.

Bởi hiện nay, thanh khoản của hệ thống ngân hàng đang ở trạng thái dồi dào, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tiếp tục duy trì ở mức thấp. Các ngân hàng đang tiết giảm chi phí đầu vào để giảm được lãi suất cho vay, kích cầu tín dụng

Theo Minh Châu/Công luận
Nguồn
Link bài gốc

https://congluan.vn/hang-loat-ngan-hang-bat-ngo-dieu-chinh-tang-lai-suat-huy-dong-post124649.html