Theo đó, nội dung đơn tố cáo mà bà  L.T.H gửi về báo chí như sau:

Từ nội dung trên, khách quan có thể thấy việc khách hàng L.T.H có lịch sử tín dụng chưa thực sự tốt, có chậm thanh toán. Song, nguyên nhân thực sự để ngân hàng siết nợ là gì? Nếu khách hàng phản ánh đúng, tức là ngân hàng vin vào cớ chậm thanh toán thẻ tín dụng để siết nợ xe liệu có đúng các quy định của pháp luật, việc này cần được làm rõ.

Ngược lại, nếu khách hàng đã nhiều lần thanh toán chậm khoản vay thế chấp xe là căn cứ để phía ngân hàng thu giữ xe ô tô để siết nợ thì cũng cần phải xem lại cách “hành xử” của ngân hàng xem đã thực sự khách quan chưa, đã đúng quy định của pháp luật chưa? Và có tôn trọng khách hàng không? Bởi lẽ, cho dù chiếc xe ô tô đó đang thế chấp tại ngân hàng đi chăng nữa thì ngân hàng cũng chỉ có 1 phần quyền tài sản trong tổng tài sản cấu thành lên chiếc xe đó. Và, việc thu giữ xe mà không có sự có mặt của người quản lý, sử dụng hợp pháp thì liệu có đúng quy định của pháp luật không?

leftcenterrightdel
Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam được đánh giá thuộc top đầu về các ngân hàng cho vay mua xe ô tô hiện nay (ảnh: vib.com.vn) 

Được biết, đây không phải lần đầu tiên ngân hàng này dính phải lùm xùm, trước đó vào tháng 4/2021, nhân viên Ngân hàng VIB tại Đà Nẵng bị tố cáo chiếm dụng tiền vay vốn của khách hàng.

Theo đó, ông Văn Phú Mỹ (trú thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) có vay của ngân hàng 1,2 tỉ đồng với mục đích “vay bù đắp tiền mượn của bên thứ 3 để mua bất động sản”.

Ngày 6.2, Ngân hàng VIB giải ngân số tiền mà ông Mỹ đã vay. Tuy nhiên, đến ngày 1.3, ông Văn Phú Mỹ đến ngân hàng trình báo chỉ nhận được 400 triệu đồng trên tổng số 1,2 tỉ đồng đã vay.

Toàn bộ quá trình làm thủ tục vay vốn và giao tiền, nhân viên tín dụng Nguyễn Lâm M tự ý giữ và chưa giao trả cho khách hàng số tiền 800 triệu đồng.

Quay trở lại câu chuyện trên, nhiều người đặt ra câu hỏi với thương hiệu "quốc tế" liệu VIB đã hành xử xứng tầm hay chưa bởi cách thu giữ tài sản để xử lý nợ của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam có vẻ không khác là mấy so với giới cho vay nặng lãi, “dân tín dụng đen” đang hoành hành ngang dọc?

Các chuyên gia pháp lý trong lĩnh vực tài chính ngân hàng phân tích: Trước đây việc thu giữ tài sản đảm bảo được thực hiện theo Nghị định 163/2006/NĐ-CP và Nghị định 11/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ cùng Nghị quyết 42/2017 cho phép thu giữ, tuy nhiên theo Bộ Luật dân sự 2015; Nghị định 21/2021/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm đã không còn quy định về thu giữ tài sản. Do đó, theo quy định hiện hành Ngân hàng không được thu giữ tài sản đảm bảo, nếu không được khách hàng tự nguyện đồng ý bàn giao tài sản đảm bảo. 

 

Nguồn
Link bài gốc