Vậy thông tin này có nguồn gốc từ đâu? Vấn đề bảo mật của MB Bank như thế nào? Việc đưa thông tin này lên mạng xã hội được pháp luật quy định như thế nào?

Một vấn đề được công chúng, dư luận và cả cộng đồng mạng quan tâm là “lùm xùm” liên quan tới số "tiền quyên góp từ thiện được 13 tỉ đồng ủng hộ miền Trung lũ lụt” của Nghệ sĩ Hoài Linh. Theo trend, một tài khoản đã đăng lên trang mạng xã hội những hình ảnh được được cho là truy xuất giao dịch của Nghệ sĩ Hoài Linh.

Ai có thể truy xuất tài khoản cá nhân Nghệ sĩ Hoài Linh trong ngân hàng MB Bank?

“Nhìn hộ tao cái, số 700 triệu này nó đi đâu thế? Tài khoản làm từ thiện mà mày lại mang đi làm việc riêng thì đéo phải trục lợi?” Đó là nội dung được đăng lên mạng xã hội Voz.vn.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 

Cụ thể, theo nội dung chia sẻ, thông tin tài khoản mang tên VO NGUYEN HOAI LINH, STK: 0860158163686. Tài khoản đăng tải muốn nhấn mạnh tới giao dịch chuyển khoản 700.000.000 VND ghi nội dung “ cau linh chuyen tien”? Dư luận và cộng đồng mạng đặt ra câu hỏi: Ai là người có thể truy xuất tài khoản cá nhân trong ngân hàng MB bank?

Trường hợp một: Nhân viên ngân hàng?

Đa số quan điểm của cộng đồng mạng đều cho rằng trường hợp này chiếm tới 90%. Bởi một ngân hàng nói chung và ngân hàng lớn như MB Bank thì việc bảo mật phải luôn được đảm bảo và đưa lên hàng đầu.

Ngân hàng được xem như là một tổ chức chuyên kinh doanh các sản phẩm tài chính. Chính vì những đặc thù này khiến cho ngân hàng luôn cần phải cảnh giác cao trước những rủi ro đối với khoản tiền của các khách hàng. Việc gia tăng công nghệ bảo mật đối khách hàng càng khiến cho khách hàng yên tâm hơn.

Đa số ngân hàng hiện nay đều sử dụng phương pháp bảo vệ ba lớp. Đây là một trong những công nghệ bảo mật tương đối quen thuộc. Nhất là đối với những khách hàng nào sử dụng dịch vụ Mobile Banking hay là E-Banking. Hệ thống này bao gồm tên đăng nhập, tổ hợp mã khóa mật khẩu 128 bit và mã số bảo mật OTP thay đổi từng thời điểm giao dịch thông qua Token hoặc là gửi tin nhắn SMS đến điện thoại của bạn.

Hệ thống bảo mật ba lớp này hiện nay đã và đang được sử dụng rộng rãi.

Vậy người có thể truy xuất được tài khoản của Nghệ sĩ có thể là ai? Nhân viên ngân hàng MB Bank?

Trường hợp hai: Hacker, hay bản thân Nghệ sĩ Hoài Linh?

Hacker! Mục đích hack tài khoản của Nghệ sĩ Hoài Linh là gì? Trộm tiền? Không! Vậy được thuê để hack tài khoản, truy xuất giao dịch để làm rõ “lùm xùm” liên quan tới số tiền kêu gọi, quyên góp ủng hộ lũ lụt miền Trung? Cái giá hơi đắt! Và nếu là hacker thì dư luận lại thêm một lần nữa hoài nghi về công nghệ bảo mật của MB Bank?

Nghệ sị Hoài Linh! Bản thân ông đang là người đang trực tiếp vướng những “lùm xùm”, đang được công chúng, dư luận quan tâm hơn bất cứ lúc nào. Nội dung truy xuất giao dịch không những không có lợi mà tự hại thêm mình? Vậy ông truy xuất rồi đăng lên làm gì? Đánh lạc hướng dư luận? Phi lý!

Vậy rốt cuộc ai là người đã truy xuất giao dịch của Nghệ sĩ Hoài Linh. Chẳng ai dám khẳng định điều này ngoài cơ quan chức năng và Ngân hàng thương mại CP Quân đội (MB Bank). Tạm thời chưa có thông tin chính thức, xin bỏ ngỏ để cộng đồng mạng và dư luận suy đoán.
Việc đưa thông tin này lên mạng xã hội được quy phạm pháp luật quy định như thế nào?

Nguyên tắc nội bộ!

Trên Wedsite của MB Bank quy định rất rõ nguyên tắc bảo mật thông tin khách hàng:

Những thông tin MB BANK yêu cầu Quý khách cung cấp chỉ để hiểu rõ hơn nhu cầu cung cấp các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với yêu cầu của Quý khách và MB Bank có quyền sử dụng thông tin mà Quý khách cung cấp qua Trang Web để sử dụng cho hoạt động của MB Bank ;
MB Bank không tiết lộ thông tin của Quý khách cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào trừ khi đã có thông báo và nhận được đồng ý của Quý khách hoặc theo quy định của pháp luật;

Tại những trường hợp cụ thể, MB Bank có thể phải cung cấp thông tin của Quý khách cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tuy nhiên, MB Bank bảo đảm việc cung cấp đó được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Việc truy cập thông tin của Quý khách thực hiện bởi MB Bank , nhân viên của MB Bank và/hoặc cá nhân nào được phép đều phải tuân thủ theo đúng quy định về bảo mật của MB Bank .

Nghệ sị Hoài Linh đang xử dụng dịch vụ của MB Bank, vậy có phải là khách hàng của MB Bank không? Có! Nghệ sĩ có quyền được bảo mật thông tin tài khoản không? Có! Rõ ràng, công bố giao dịch của khách hàng lên...mạng xã hội là việc không được phép!

Quy phạm pháp luật!

Nghị định 117/2018/NĐ-CP quy định về việc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng nêu rõ: “Thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được giữ bí mật và chỉ được cung cấp theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, sửa đổi, bổ sung năm 2017, Nghị định này và pháp luật có liên quan”.

Như vậy, thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng phải được bảo mật tuyệt đối, trừ các trường hợp pháp luật quy định được phép cung cấp.

Bảo mật thông tin của khách hàng là trách nhiệm của các tổ chức tín dụng, các chi nhánh ngân hàng, các cơ quan, tổ chức này không được tự ý tiết lộ thông tin khách hàng ra bên ngoài hay thực hiện bất kì hành vi bất chính nào như việc trục lợi, sử dụng trái phép, mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa thông tin đó. Ngoại trừ các trường hợp pháp luật quy định cho phép được cung cấp thông tin khách hàng thì các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được phép làm lộ thông tin khách hàng.

Nghị định 117/2018/NĐ-CP cũng có quy định để khách hàng có thể bảo vệ mình trong trường hợp có vi phạm xảy ra, theo đó, khách hàng có quyền khiếu nại, khởi kiện, yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật trong trường hợp cơ quan nhà nước, tổ chức khác, cá nhân, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp, sử dụng thông tin khách hàng không đúng quy định của pháp luật.

Tiếp đó, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 và Luật các tổ chức tín dụng 2010 và các luật liên quan đều ghi nhận các chế tài mà các ngân hàng và tổ chức tín dụng sẽ phải gánh chịu tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm như bị xử lý kỷ luật, phạt vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, phải bồi thường thiệt hại.

Về chế tài, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà người làm lộ thông tin bí mật của hành khách có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 65 nghị định 185/2013/NĐ-CP thì hành vi vi phạm về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng sẽ bị phạt tiền từ 10-20 triệu đồng và buộc tiêu hủy dữ liệu chứa thông tin của người tiêu dùng.

Nếu thông tin liên quan đến bí mật cá nhân người tiêu dùng thì người vi phạm bị phạt tiền gấp hai lần mức phạt trên, hoặc có thể xử lý hình sự theo Điều 291 về Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng.

Sau sự việc này, chúng ta thấy gì?

Những giao dịch bất minh với số tiền do Nghệ sĩ Hoài Linh đứng lên kêu gọi và quyên góp ủng hộ đông bào miền Trung bị lũ lụt? Sự thiếu trách nhiệm ngân hàng MB Bank? Hệ thống bảo mật của Ngân hàng thương mại CP Quân đội ?

Xin gửi những câu hỏi này cho cơ quan chức năng, Ngân hàng thương mại CP Quân đội ( MB Bank), Nghệ sĩ Hoài Linh và dư luận?

Cre: Có thể bạn chưa biết

Có thể bạn chưa biết
Nguồn
Link bài gốc