Các bạn nên nhớ, khi vay ngân hàng mà mua bảo hiểm nhân thọ thì các điều khoản trong bảo hiểm nhân thọ không có lợi như bạn mua 1 bảo hiểm nhân thọ bình thường (tự nguyện mua). Ví dụ như lãi suất, hoặc các khoản đền bù thường không được cao như khi tự nguyện mua. Một vài lưu ý như sau:
1. Các bạn không nên cho các nhân viên ngân hàng biết được sự thiếu thốn của mình. Ai chả biết là thiếu tiền mới đi vay. Nhưng như mình nếu đi vay thường rất bình thản: anh vay cũng được, không vay cũng không sao. Nếu vay thì anh đầu tư thêm chẳng hạn.
2. Nên tham khảo 1 vài ngân hàng cùng lúc, đừng tham khảo 1 cái duy nhất bạn không thấy được cái ưu và khuyết hết của nó.
3. Câu này phải hỏi 100% trước khi tiến hành làm hồ sơ vay: cho A/C hỏi, điều kiện giải ngân bên em là gì: bảng lương, vợ chồng ký, tài sản đảm bảo….và có phải mua bảo hiểm nhân thọ hay không?????. Vì đa số các bạn sale sẽ không nói điều này ra trước khi làm hồ sơ. Mà đợi đến ngày giải ngân mới nói ra thì quá muộn cho các bạn rồi.
4. Nếu không yêu cầu mua bảo hiểm thì các bạn so sánh lãi suất này nọ thì có thể chọn. Còn nếu yêu cầu mua bảo hiểm thì sẽ đến bước 5.
5. Thỏa thuận không mua bảo hiểm để được giải ngân được không??? Nào là đã mua quá nhiều bảo hiểm, nào là vợ/ chồng đã mua, nào là bồ anh nó cũng bán bảo hiểm, nào là bố vợ bán bảo hiểm….blala….nào là không có tiền mới đi vay mà giờ bắt mua ( khóc than như khi chia tay bạn gái ấy)
6. Nếu khóc dc thì thôi, còn không thì sẽ thỏa thuận mua 1 gói bảo hiểm thấp nhất có thể để chữa cháy. Thông thường thì thỏa thuận mua 1 gói bảo hiểm có số tiền đóng hằng năm thấp nhất có thể. Vì đa số mọi người sẽ bỏ bảo hiểm này vào năm thứ 2. Tin mình đi. Lý do thì mình sẽ giải thích sau. Vì quyền lợi khi mua bảo hiểm kiểu ép buộc kiểu này thường thấp hơn rất nhiều so với mua tự nguyện. Mà bảo hiểm thì đóng 10-20 năm chứ đâu đóng ngắn hạn.
Tâm sự của người kinh nghiệm mua 5 cái bảo hiểm nhân thọ.
Mình sẽ dành 1 bài về kinh nghiệm vay lãi suất ngân hàng thấp nhất có thể cho các bạn sau nhé.
Theo Nguyễn Duy Chuyền