Đối với lãi suất tiết kiệm khi gửi tại quầy:
Báo Quốc tế cho biết: Ở mức thời hạn từ 1-3 tháng, ngân hàng Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GPBank) có mức lãi suất cao nhất là 4%. Ngoài ra, các ngân hàng còn lại có mức lãi suất giao động không chênh lệch nhiều từ 3-3,5%.
Với kỳ hạn 6 tháng Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam (CBBank) và Ngân hàng Thương mại cổ phần quốc dân (NCB) giữ mức lãi suất là 6,25%, cao nhất so với các ngân hàng còn lại.
Kỳ hạn 12 tháng, ngân hàng có lãi suất cao nhất là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) với mức lãi suất 6.8%
Với những kỳ hạn dài hơn như 18, 24 tháng, ngân hàng SCB, NCB có mức lãi suất cao nhất là 6,8%.
Kỳ hạn 23 và 36 tháng, Ngân hàng liên doanh Việt - Nga (VRB) có mức lãi suất 7%/năm, cao nhất so với các ngân hàng còn lại.
Đối với lãi suất tiết kiệm khi gửi trực tuyến:
Với kỳ hạn 1 tháng, khi gửi tiết kiệm trực tuyến có khá nhiều lãi suất ngân hàng hiện nay ở mức hấp dẫn lên đến 4% như: Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank), Bảo Việt, Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MaritimeBank), SCB, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB).
Đối với kỳ hạn 3 tháng, hầu hết các ngân hàng đều dao động mức lãi suất trung bình 3,5%.
Với các kỳ hạn từ 6-24 tháng, SCB là ngân hàng chiếm thứ hạng lãi suất cao nhất. Cụ thể, ngân hàng này niêm yết kỳ hạn 6 tháng: 6,45%, 12 tháng,18 tháng: 6,95%.
Hiện tại, hình thức gửi tiết kiệm trực tuyến có mức lãi suất tiền gửi các ngân hàng hấp dẫn hơn gửi tiền mặt tại quầy.
Khảo sát nhanh của Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ (www.thitruongtaichinhtiente.vn), lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại nhiều ngân hàng hầu như không có biến động so với đầu tháng 9/2021.
|
|
Nguồn: Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ |
Ở khối ngân hàng thương mại nhà nước, lãi suất huy động ở các kỳ hạn chủ chốt của Vietcombank và BIDV vẫn được duy trì như cùng kỳ tháng 9/2021.
Tương tự như vậy, ở khối ngân hàng thương mại cổ phần, lãi suất huy động tại các ngân hàng như: SCB, Techcombank, HDBank, Sacombank, SHB.... hầu như là giữ nguyên so với cùng kỳ của tháng 9/2021.
Trong số này, chỉ có Sacombank điều chỉnh giảm nhẹ lãi suất huy động từ 0,1 - 0,2% ở các kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng và 24 tháng; còn Techcombank điều chỉnh giảm nhẹ lãi suất huy động ở kỳ hạn 6 tháng với mức giảm 0,2%/năm...
Có thể thấy, động thái duy trì mặt bằng lãi suất huy động ở mức thấp và có chiều hướng giảm tại một số ngân hàng được cho là nhằm cân đối với việc hạ lãi suất cho vay theo kêu gọi của Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.
Mặt khác, thanh khoản của hệ thống ngân hàng vẫn đang ở trạng thái dồi dào hơn so với năm ngoái, khi hơn một năm trở lại đây, Ngân hàng Nhà nước gần như không sử dụng tới các hoạt động thị trường mở và kênh tín phiếu ở trạng thái đóng băng từ tháng 6/2020; thêm vào đó, lãi suất liên ngân hàng vẫn đang thấp hơn so với mức trung bình của năm 2020... cũng là trợ lực giúp duy trì mặt bằng lãi suất huy động ở mức thấp.