Dịch bệnh hoành hành khiến các nước phải tái thiết lập lệnh phong tỏa, điều đó tác động gián tiếp đến nhiều yếu tố bao gồm nhân công, thời tiết, chi phí vận chuyển, giá cả phân bón… khiến giá thành thực phẩm tăng cao hơn bao giờ hết.

Doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng giáp Tết ước tính đạt 272 nghìn tỷ đồng

Trung Quốc vốn là nước có tỷ lệ kim ngạch xuất và nhập khẩu lớn nhất nhì thế giới, đất nước này hiện tại vẫn đang theo đuổi chiến lược Zero Covid nên áp dụng các biện pháp kiểm soát và cách ly nghiêm ngặt hơn. Vì thế mà mấy ngày qua, theo dõi báo đài chắc bà con cũng thấy tình trạng thực phẩm xuất khẩu sang biên giới Trung Quốc bị ùn ứ. Nhận thấy tình hình như vậy, nhiều tài xế e ngại công việc vận chuyển và một khi không đủ tài xế vận chuyển hàng hóa sẽ khiến chi phí vận chuyển tăng lên tác động đến giá cả thực phẩm.

Một tuần mua sắm Tết thả ga tại MM Mega Market

Chưa dừng lại ở đó, tình hình ngày càng trở nên xấu đi khi mà hạn hán, bão lụt kéo đến. Nhìn khu vực các tỉnh miền Trung thời điểm này đang hứng chịu các cơn bão vào cuối năm bà con cũng thấy. Mùa màng thất bát nên việc trồng trọt trở nên khó khăn hơn, ước tính giá hàng hóa nông nghiệp thời gian qua đã tăng 28% so với đầu năm và cao hon 40% so với các mức trước đại dịch.

Theo thống kê về chỉ số giá lương thực của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO), giá thực phẩm hiện tại đang ở mức cao kỷ lục trong vòng 10 năm qua, nguyên nhân lớn nhất là từ cuộc khủng hoảng vì COVID-19. Thêm nữa, nạn thiếu hụt lao động lẫn container hàng hóa làm chi phí sản xuất thực phẩm gia tăng.

Qua dữ liệu từ Refinitiv ghi nhận, nhẩm tính sơ sơ giá bắp tương lai cao hơn khoảng 28% so với đầu năm, lúa mì tăng 24%, cà phê tăng hơn 80%, rau xà lách tăng 6,9%, trái cây tươi 2,2%, các loại bánh tăng 3,5%, giá thịt heo tăng 2,2%...

Nhiều mặt hàng thực phẩm bây giờ đã bắt đầu rục rịch tăng giá và thông tin từ nhà cung ứng rằng có lẽ trong năm tới họ vẫn sẽ duy trì mức này, thậm chí cao hơn nữa và khó lòng giảm về mức như trước kia.

Theo một số chuyên gia dự báo đà tăng giá này sẽ diễn ra mạnh mẽ và thậm chí dai dẳng hơn trước, ngay cả khi đã loại bỏ các yếu tố bị ảnh hưởng bởi đại dịch thì tỷ lệ lạm phát vẫn ở mức rất cao, điều này khiến giá cả tăng mạnh.

Tình hình rất chi là tình hình luôn đó bà con, lương bổng năm nay chưa thấy có dấu hiệu tăng do ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch. Công ty nào không trụ nổi phải tuyên bố phá sản, cho nhân viên nghỉ việc. Còn công ty nào trụ nổi thì giai đoạn này cũng chỉ là phục hồi, khi trên đà ổn định rồi mới phát triển được.

Em nói trước tình hình để bà con dự liệu, Tết tới nơi rồi, có nhiều thứ phải chi. Cứ cân đo đong đếm ngân sách của mình để chi tiêu vừa phải. Đừng vung tay quá trán, đến lúc cần rồi không có đủ tiền xài nha.     

Nguồn
Link bài gốc