Và câu hỏi đặt ra là ở nước ngoài họ quản lý và xử lý các vụ việc như thế này có chặt chẽ hay không, có khác gì so với luật Việt Nam không?

Quay ngược thời gian một vài tháng, trở về tháng 11-2021, chúng ta có lẽ còn nhớ vụ việc tỉ phú Elon Musk bán một lượng cổ phiếu lớn ra thị trường? Vị tỉ phú của ngành công nghiệp xe điện này sẽ phải gửi văn bản cho Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ (SEC) trước để đăng ký “trading plan” (hiểu nôm na là kế hoạch mua bán cổ phiếu trong tương lai) và thời gian dự kiến giao dịch.

leftcenterrightdel
 

Nói chung sự khác biệt giữa hai tỉ phú là Elon Musk không làm “rớt mất công văn” như chủ hãng bay Bamboo Airways.

Tuy nhiên, theo quan điểm của người viết, việc thiết kế chính sách mua bán cổ phiếu trước trong tương lai vẫn còn nhiều lỗ hổng, vì những “người trong cuộc” như tỉ phú Elon Musk hay ông Trịnh Văn Quyết có thể dùng nó để che giấu một số thông tin nội bộ các cá nhân này biết, hoặc dự kiến sẽ nhận được trong tương lai và các ông này lên kế hoạch giao dịch cổ phiếu cùng thời điểm dự kiến thông tin sẽ xuất hiện để nếu có chuyện gì thì họ có thể nói là “tôi chỉ mua hoặc bán theo kế hoạch đã nộp trước chứ không có tận dụng thông tin nội bộ để kiếm lợi bất bình đẳng với cổ đông khác”.
SEC đang tính sửa luật. Tuy nhiên, theo Michael Leder viết trên Bloomberg , dù sửa xong thì luật vẫn không đủ mạnh tay với những người trong cuộc này.

Có điều tiền phạt cho những vi phạm công bố thông tin của nước ngoài thì cao hơn nhiều so với ở Việt Nam, có thể lên đến hàng chục triệu đô la Mỹ.
Lấy ví dụ, trường hợp tỉ phú Elon Musk viết trên Twitter cá nhân (tweet) làm tổn hại đến cổ đông vào năm 2018: “Musk and Tesla will each pay a separate $20 million penalty. The $40 million in penalties will be distributed to harmed investors under a court-approved process”.

Tạm hiểu là cả vị chủ tịch Elon Musk và tập đoàn Tesla mỗi bên sẽ phải trả một khoản phạt 20 triệu đô la riêng biệt. 40 triệu đô la tiền phạt sẽ được phân bổ cho các nhà đầu tư bị thiệt hại theo một quy trình được tòa án phê duyệt.

Trên thực tế, tuy các CEO nước ngoài có nhiều tiền trên giấy (cổ phiếu) nhưng mỗi năm cũng chỉ lãnh vào khoảng chục triệu đô la. Với mức phạt hàng chục triệu đô la là coi như mất toàn bộ lương, thưởng.

👉 Ở góc nhìn của tác giả, luật của Việt Nam đang có sự tiệm cận với những quy định được thực thi tại nước ngoài. Những khác biệt về chuyện tiền phạt và trong trường hợp cổ đông vẫn chưa hài lòng với việc xử lý của cơ quan chức năng thì có thể xúc tiến việc khởi kiện. Các cổ đông cũng có thể hợp nhau lại cùng khởi kiện.

👉 Và cuối cùng, Việt Nam nên cho phép các vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại tập thể (class-action suit) như Mỹ. Khi đó, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể bị kiện “te tua”. Có thể tưởng tượng, mấy trăm ngàn nhà đầu tư, mỗi người đòi bồi thường 100 triệu đồng, và phán quyết chỉ trong một vụ kiện, thắng là tất cả nhà đầu tư đều thắng theo một phán quyết, thì các lãnh đạo doanh nghiệp mới sợ. Từng nhà đầu tư nhỏ lẻ khó kiện các CEO doanh nghiệp, nhưng nếu kiện việc đòi bồi thường thiệt hại tập thể thì sẽ khác.

(*) Hồ Quốc Tuấn – Giảng viên Đại học Bristol, Anh

Nguồn
Link bài gốc