• Vắc xin Engerix B/ Euvax B/ Hepavax phòng bệnh Viêm gan B, tiêm trong 24 giờ đầu sau sinh.
• Vắc xin BCG phòng bệnh lao.
2. Tiêm phòng cho trẻ 2 tháng tuổi:
• Vắc xin kết hợp phòng 6 bệnh (ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và các bệnh do Haemophilus influenzae týp B (Hib) gây ra như viêm phổi, viêm màng não mủ) dạng 6 trong 1 Infanrix hexa hoặc dạng 5 trong 1 Pentaxim (không có thành phần kháng nguyên viêm gan 😎. Tiêm mũi 1.
• Vắc xin Rotarix, Rotateq phòng Rota virus gây bệnh tiêu chảy.
• Vắc xin Synflorix phòng bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu (mũi 1)
3. Tiêm phòng cho trẻ 3 tháng tuổi:
• Vắc xin 6 trong 1 hoặc 5 trong 1. Tiêm mũi 2. (Nếu tiêm 5 trong 1 thì phải bổ sung mũi viêm gan 😎.
• Vắc xin uống phòng bệnh tiêu chảy do Rotavirus (liều 2).
4. Tiêm phòng cho trẻ 4 tháng tuổi:
• Vắc xin kết hợp 6 trong 1 hoặc 5 trong 1 mũi 3 (nếu chích vắc xin kết hợp 5 trong 1 thì chích thêm mũi viêm gan 😎
• Vắc xin Synflorix phòng bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu (mũi 2)
5. Tiêm phòng cho trẻ 6 tháng tuổi:
• Vắc xin Vaxigrip/Influvax phòng bệnh cúm (Tiêm 2 mũi cách nhau 1 tháng).
• Vắc xin VA-MENGOC-BC phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu B+C (mũi 1)
• Vắc xin Synflorix phòng bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu (mũi 3).
6. Tiêm phòng cho trẻ 9 tháng tuổi:
• Vắc xin VA-MENGOC-BC phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu B+C (mũi 2)
• Vắc xin sởi đơn MVVac phòng bệnh sởi.
7. Tiêm phòng cho trẻ 12 tháng tuổi:
• Vắc xin 3 trong 1 MMR-II/MMR phòng bệnh sởi, quai bị, rubella.
• Vắc xin Varivax/Varicella phòng bệnh thủy đậu.
• Vắc xin Jevax phòng bệnh viêm não Nhật Bản B: Tiêm 2 mũi, cách nhau 1 – 2 tuần.
• Vắc xin Avaxim 80U/0.5ml phòng bệnh viêm gan A. Liều nhắc lại sau 6-18 tháng.
• Vắc xin Synflorix phòng bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu (mũi 4)
8. Tiêm phòng vắc xin cho trẻ 15 – 24 tháng tuổi:
• Vắc xin 6 trong 1 hoặc 5 trong 1 mũi 4 (nếu chích 5 trong 1 thì chích thêm mũi viêm gan 😎
• Vắc xin Avaxim 80U/0.5ml phòng bênh viêm gan A (mũi nhắc)
• Vắc xin Vaxigrip phòng bệnh cúm (mũi 3 – sau mũi thứ hai 1 năm)
9. Tiêm phòng cho trẻ đủ 24 tháng tuổi:
• Vắc xin MENINGOCOCCAL A+C phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu A+C.
• Vắc xin Jevax phòng bệnh viêm não Nhật Bản B (mũi 3).
• Vắc xin TYPHIM Vi phòng bệnh thương hàn.
• Vắc xin Tả 2 lần uống (dành cho trẻ sống ở vùng nguy cơ cao, lần hai sau lần một 2 tuần)
10. Từ 3 tuổi trở lên:
Vắc xin 3 trong 1 MMR-II/MMR phòng bệnh sởi, quai bị, rubella (mũi nhắc).
• Vắc xin Gardasil hoặc vắc xin Cervarix chủng ngừa HPV, ngăn ngừa ung thư cổ tử cung và bệnh sùi mào gà ở bộ phận sinh dục (dành cho bé gái 9 tuổi trở lên). Gồm 3 mũi: Mũi 1: là ngày tiêm mũi đầu tiên. Mũi 2: 2 tháng sau mũi đầu tiên. Mũi 3: 6 tháng sau liều đầu tiên.Vắc xin TYPHIM Vi phòng bệnh thương hàn (mũi nhắc, lúc 5 tuổi). Sau đó cứ 3 năm tiêm nhắc lại 1 lần.
• Vắc xin Vaxigrip phòng bệnh cúm (Tiêm nhắc lại hàng năm).
• Vắc xin MENINGOCOCCAL A+C phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu A+C (mũi nhắc).
• Vắc xin Jevax phòng bệnh viêm não Nhật Bản B (mũi nhắc, lúc 5 tuổi). Sau đó cứ 3 năm tiêm nhắc lại 1 lần đến khi 15 tuổi.
• Vắc xin Tetraxim (phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt) hoặc vắc xin Adacel (phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván) khi trẻ từ 4 tuổi trở lên, và nhắc lại mỗi 10 năm.
👉Tiêm chủng đầy đủ theo lịch tiêm chủng đầy đủ cho trẻ theo chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ không chỉ giúp trẻ tăng sức đề kháng, phòng được các bệnh nguy hiểm mà còn là cách để bố mẹ bảo vệ sức khỏe và sự phát triển toàn diện cho con. Tuy nhiên, khi đưa con đi tiêm phòng, bố mẹ cần lưu ý một số điều sau đây:
• Bất cứ trẻ nào khi đi tiêm chủng cũng cần được khám sàng lọc trước tiêm. Cha mẹ nên thông báo cho bác sĩ biết tình trạng sức khỏe trước đây của trẻ (có bị bệnh gì không, có bị dị ứng không, có đang phải uống thuốc kháng sinh không…) để bác sĩ cân nhắc chỉ định phác đồ phù hợp.
• Cha mẹ cần giữ sổ và phiếu tiêm chủng để theo dõi lịch tiêm của con mình. Nếu trẻ được tiêm tại VNVC sẽ được lưu lại toàn bộ lịch sử tiêm chủng, rất dễ dàng tra cứu và còn được nhắc lịch tiêm.
• Cha mẹ nên tuân thủ nguyên tắc trẻ cần được theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng và tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm.
• Nếu thấy các phản ứng sốt, đau hoặc sưng tấy tại chỗ tiêm, quấy khóc… kéo dài trên 1 ngày, cha mẹ nên cho bé quay trở lại trung tâm để được thăm khám.
• Nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường như: sốt cao, quấy khóc kéo dài, co giật, bỏ bú, khó thở, tím tái… các bà mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế.
• Khi trẻ sốt cao, cha mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định và hướng dẫn của cán bộ y tế.
• Không bôi, đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm của bé. Vết tiêm có thể bị sưng đỏ, đau – đây hoàn toàn là phản ứng bình thường và sẽ tự khỏi.
• Cha mẹ nên chăm sóc và theo dõi trẻ sau tiêm chủng, cho trẻ tắm rửa, ăn uống như thường lệ, và theo dõi, đánh giá tình trạng sức khỏe của bé. Những lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm phòng sẽ giúp bố mẹ có sự chuẩn bị tốt nhất, cho quá trình tiêm diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và phần nào an tâm hơn về những phản ứng sau tiêm.
👉Trường hợp nào không được tiêm phòng cho trẻ?
Rất nhiều bố mẹ thắc mắc những trường hợp nào thì không được tiêm phòng cho trẻ? Trước khi tiến hành tiêm chủng, bố mẹ luôn được hướng dẫn đưa trẻ đi khám sàng lọc để phát hiện những bất thường, từ đó bác sĩ có thể đưa ra những chỉ định phù hợp. Dưới đây là những trường hợp trẻ không được tiêm phòng:
• Trẻ có tiền sử sốc hoặc phản ứng, dị ứng nặng sau khi tiêm liều vắc xin trước đó, kể cả vắc xin có chứa thành phần: Sốt cao trên 39 độ, sốt co giật hoặc dấu hiệu viêm não, viêm màng não, tím tái, khó thở.
• Trẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy gan, suy thận…
• Không tiêm vắc xin sống với trẻ bị suy giảm miễn dịch như bệnh suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh, suy giảm miễn dịch nặng.
• Không tiêm vắc xin phòng bệnh lao cho trẻ sinh ra từ mẹ bị nhiễm HIV mà không được điều trị dự phòng lây truyền.
• Các trường hợp chống chỉ định khác theo chỉ dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin cụ thể.
👉Theo dõi sau tiêm chủng:
• Bố mẹ cần theo dõi con tối thiểu 30 phút tại cơ sở tiêm chủng. Nếu phát hiện những bất thường như nôn, thở nhanh, thở ngắt quãng, khò khè, da mẩn đỏ,… cần báo ngay cho nhân viên y tế.
• Sau 24 – 48h, trẻ cần tiếp tục được theo dõi về thân nhiệt, nhịp thở, sinh hoạt hằng ngày bao gồm ăn, ngủ, chơi đùa…
• Quan sát vùng tiêm và da toàn thân của trẻ xem có sưng, phát ban hay nổi mẩn đỏ.
Chăm sóc sau tiêm chủng:
• Nên cho trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng mát.
• Duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ, uống nước nhiều, nếu trẻ còn bú mẹ nên cho trẻ bú nhiều.
• Nếu trẻ sốt trên 38.5 độ, có thể dùng thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol với liều phù hợp.
Trường hợp tại vết tiêm sưng, đỏ, bố mẹ có thể chườm lạnh để trẻ giảm sưng, giảm đau.
• Bố mẹ không nên tiếp xúc trực tiếp vào vết tiêm của trẻ, không thoa hoặc bôi bất cứ thứ gì lên vết tiêm.
• Không tự ý dùng Aspirin và các liều thuốc ho, thuốc hạ sốt khác vì những loại thuốc này có thể tăng liều paracetamol