Ví dụ, bạn muốn mua để xây nhà ở nhưng lại mua đất được quy hoạch với mục đích nông nghiệp thì sẽ bị từ chối xây dựng hoặc bị buộc phải dỡ bỏ giải phóng mặt bằng.
Có câu “Giàu vì quy hoạch mà nghèo cũng vì quy hoạch!”
Vì sao giàu nhờ quy hoạch?
Giả sử anh A mua 1 lô đất tại Đồng Nai, trước khi mua anh đã nghiên cứu quy hoạch rằng đất của anh là đất ở, những hạ tầng trong tương lai gồm đường Vành Đai 3, cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây, sân bay Long Thành,… ngoài ra sẽ có thêm bệnh viện, trường học, công viên. Nếu những hạ tầng trên được hoàn thành hay ít nhất khởi công, giá đất của anh A sẽ tăng mạnh.
Ngược lại, quy hoạch cũng khiến bạn nghèo?
Một, không có gì đảm bảo những hạ tầng quy hoạch trong bản đồ sẽ được thực hiện, rất có thể trường học hay bệnh viện bị trì hoãn tới 5 năm trong khi bạn chỉ muốn đầu tư 2 năm.
Hai, trường hợp này khá phổ biến, lô đất trong bản đồ quy hoạch cũ không bị dính quy hoạch nhưng trong bản đồ mới, đất đó bị tái quy hoạch thành đất trường học. Điều này ảnh hưởng đến việc người đầu tư thế chấp tài sản (do ngân hàng không chấp nhận tài sản dính quy hoạch). Đến khi nhà nước tiến hành giải phóng mặt bằng, bạn sẽ nhận được rất ít tiền bồi thường (thấp hơn lên đến 10 lần).
Nên nhớ quy hoạch có thể được điều chỉnh hoặc triển khai và chúng ta không thể lường trước, vì vậy quy hoạch vừa là rủi ro vừa là cơ hội. Sẽ có cá nhân cho rằng đất tôi mua là của tôi, nếu tôi không chấp nhận đền bù thì sao? Về bản chất, tất cả đất đai chưa từng là của chúng ta mà của nhà nước, bạn chỉ mua quyền sử dụng đất. Cho nên nếu nhà nước quy hoạch để xây dựng hạ tầng và không may đất của bạn nằm trong quy hoạch đó, việc giải phóng mặt bằng là điều không thể tránh khỏi.
Tác giả: Danny Thai