Bạch Đằng Complex từng bị phạt, bị tố bán lúa non

Bạch Đằng Complex tọa lạc tại số 50 Bạch Đằng, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng. Đây là vị trí hơi bị đẹp. Nói vị trí vàng có khi không đúng. Nói kim cương khéo lại chuẩn hơn. Vì thế dự án này được xác định nằm ở phân khúc cao cấp.

Bạch Đằng Complex gồm 02 tòa tháp: Khu khách sạn tiêu chuẩn 5 sao (Hilton Da Nang – HTH) gồm 29 tầng, 223 phòng và Khu phức hợp gồm văn phòng, căn hộ cao cấp, trung tâm thương mại, giải trí (Heritage Treasure Da Nang – HTD) với 25 tầng.

Bạch Đằng Complex có mức giá cao hơn hẳn so với các dự ánh quanh đó. Hồi đầu, mỗi mét vuông ở đây có giá tầm 73 triệu đồng/m2. Nhưng hiện tại, con số này vọt lên 110 triệu – 115 triệu đồng/m2.

Có thể so sánh một dự án gần đó. Căn hộ Risemount Apartment nằm cuối đường Bạch Đằng có giá bán trung bình khoảng 70-80 triệu đồng/m2. Căn hộ The Royal Đà Nẵng có giá khoảng 110 triệu đồng/m2.

Dự án nằm ở phân khúc cao cấp với giá hơi bị khủng thế nhưng dự án lại dính kha khá phốt.

Năm 2018, Bạch Đằng Complex bị kết luận cho xây dựng công trình quán cafe trái phép và cho thuê các tầng trên. Vì vậy, chủ đầu tư bị chính quyền Đà Nẵng ra quyết định xử phạt vi phạm số tiền 70 triệu đồng và buộc tháo dỡ công trình.

Ngoài ra, Bạch Đằng Complex còn vi phạm khác là mặc dù khối đế tòa nhà đã đưa vào sử dụng nhưng chưa được nghiệm thu của cơ quan nhà nước.

Chưa kể, dự án còn bị tố “bán lúa non”.

Đang yên đang lành, muốn sửa đường sắt

Cứ tưởng câu chuyện về Bạch Đằng Complex và Công ty Bạch Đằng chìm vào quên lãng. Mọi việc tưởng đã yên yên rồi, bỗng dưng Công ty Bạch Đằng lại “ngoi” lên trong bối cảnh không thể ố dề hơn.

Thứ nhất, trước đây, Công ty Bạch Đằng được giới thiệu là đang tập trung đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ khách sạn, căn hộ, văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại, nhà hàng và các dịch vụ lữ hành nội địa và quốc tế. Nghĩa là chả liên quan gì đến đường sắt, đường thép.

Thứ hai, hồi tháng 10/2022, Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP.Đà Nẵng vừa công bố danh sách các công ty có khoản nợ lớn, kéo dài trên địa bàn thành phố, trong đó có rất nhiều ông lớn, nổi đình nổi đám ở Đà Nẵng. Và Công ty Bạch Đằng cũng nằm trong danh sách bị “bêu” với số nợ 3,4 tỷ đồng.

Trong bối cảnh trái ngang đó, Công ty Bạch Đằng gây chú ý khi Công ty trình Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Theo ước tính của nhà đầu tư, chi phí thực hiện dự án là 24.924 tỷ đồng. Sau khi tính gộp lãi vay, chi phí tài chính theo phương án BOT, tổng mức đầu tư dự án sẽ là 28.987 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách Nhà nước góp 2.163 tỷ đồng (chi phí giải phóng mặt bằng, chiếm 7,46%), vốn do nhà đầu tư BOT huy động là 26.824 tỷ đồng.

Trong vốn của nhà đầu tư, phần vốn vay là 22.800 tỷ đồng (chiếm 85%); vốn chủ sở hữu là 4.024 tỷ đồng, chiếm 15%.

Nếu Bộ GTVT duyệt cho Bạch Đằng thì công ty phải chi 27.000 tỷ để làm dự án. Câu hỏi đặt ra là đầu tiên và tiền đâu. Hiện tại, công ty chỉ có vốn vài trăm tỷ thôi ạ.

Cụ thể, hồi cuối năm 2021, vốn chủ sở hữu của công ty là 256 tỷ đồng. Tới ngày 25/1/2022, vốn điều lệ tăng lên 450 tỷ đồng. Dù tăng mạnh nhưng vốn điều lệ vẫn khiêm tốn hơn rất nhiều so với 27.000 tỷ đồng nêu trên.

Chưa kể, tình hình kinh doanh của Bạch Đằng không được nuột nà lắm. Năm 2020 và 2021 có lẽ do ảnh hưởng của Covid-19, doanh thu công ty giảm sốc từ 169 tỷ đồng (năm 2019) xuống 57,3 tỷ đồng (năm 2020) và 23,4 tỷ đồng (năm 2021).

Thế nhưng, chưa “cần” đến Covid-19, Công ty Bạch Đằng đã sớm lỗ với các khoản lỗ 27,8 tỷ đồng (năm 2019). Sau đó, thua lỗ tăng dần lên 78,7 tỷ đồng (năm 2020) và 88,3 tỷ đồng (năm 2021).

Nguồn
Link bài gốc