Khu du lịch Ghềnh Ráng luôn nằm trong danh sách các địa điểm được cộng động du lịch khuyên “Nên đến” tại Quy Nhơn, Bình Định. Ghềnh Ráng có nhiều điểm đến nổi tiếng như: Bãi Trứng, bãi Tiên Sa, mộ nhà thơ Hàn Mặc Tử... Tóm lại, đến Quy Nhơn mà chưa đến Ghềnh Ráng thì coi như chưa đến Quy Nhơn.

Với độ nổi tiếng và hút khách như vậy, Khu du lịch Ghềnh Ráng có quá nhiều tiềm năng để bứt phá. Và nó đã được chú trọng phát triển từ 2 thập niên trước. Có thể thấy, tỉnh Bình Định cũng hơi bị có tầm nhìn khi muốn đầu tư vào Khu du lịch Ghềnh Ráng từ những năm 2000.

Thế nhưng không, đến bây giờ dự án vẫn hoang hóa, gây lãng phí cả triệu mét vuông đất.

Được chú ý từ 2 thập niên trước

Từ những năm 2000, tỉnh Bình Định đã rất sáng suốt khi hướng tới phát triển du lịch cho Khu du lịch Ghềnh Ráng. Vì vậy, cuối tháng 12/2004, UBND tỉnh Bình Định cho Công ty CP du lịch Sài Gòn - Quy Nhơn (Công ty Sài Gòn – Quy Nhơn) thuê 146.506 m2 (Dự án Khu du lịch Ghềnh Ráng giai đoạn 1).

Nhưng tình chúng ta đã sai từ đầu rồi anh ơi. Công ty Sài Gòn – Quy Nhơn ở thời điểm đó mới thành lập được hơn 1 năm. Hơn 1 năm liệu có đủ sức làm dự án to như vậy không ạ? Thời gian đã trả lời cho câu hỏi này rồi. Đó là KHÔNG.

Sau khi nhận đất, Công ty Sài Gòn – Quy Nhơn không có nhiều hoạt động đáng kể nên dự án bị thu hồi trong năm 2018. Nghĩa là phải sau 14 năm mới “chia tay”. Kể ra thì cũng hơi muộn.

Giai đoạn 2 còn bị thu hồi trước giai đoạn 1

Trong khi thông tin về giai đoạn 1 của dự án được công bố khá rõ ràng thì giai đoạn 2 lại ít thông tin hơn biết. Chẳng biết chủ đầu tư được giao dự án khi nào, chỉ biết rằng đến năm 2012 thì dự án bị thu hồi.

Tới 2014, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thành Châu được giao 1.534.334m2 để thực hiện giai đoạn 2 khi nào. Và bổn cũ soạn lại, Thàn Châu tiếp tục “hoáng hóa” hơn 1,5 triệu m2 đất nên mới đây, lại có đề nghị xem xét thu hồi dự án.

Cả hai chủ đầu tư đều “ốm yếu”

Không rõ UBND tỉnh Bình Định giao dự án Khu du lịch Ghềnh Ráng cho hai chủ đầu tư: Công ty Sài Gòn – Quy Nhơn và Công ty Thành Châu dựa trên tiêu chí nào. Chỉ biết, nếu dựa trên tình hình tài chính, cả hai đều “ốm yếu”, đặc biệt là Thành Châu.

Gì chứ, thua lỗ và âm vốn là những người bạn đồng hành thân thuộc của Thành Châu.

Trong 5 năm gần đây, Thành Châu chỉ có lãi trong 1 năm duy nhất. Đó là 2017 với vỏn vẹn 9 tỷ đồng. Sau đó, công ty liên hoàn lỗ với các khoản lỗ lần lượt là 51 tỷ đồng (năm 2018), 4,3 tỷ đồng (năm 2019), 71,2 tỷ đồng (năm 2020) lỗ 1,8 tỷ đồng (năm 2021).

Trước đó, công ty cũng đã “quen mặt” với lỗ nên từ năm 2018, những khoản lỗ khổng lồ “tích lũy” được đã khiến Thành Châu âm vốn chủ sở hữu dù vốn điều lệ của công ty lên đến 100 tỷ đồng.

Các khoản âm vốn tích lũy dần và đạt 149 tỷ đồng tại ngày 31/12/2021. Trong khi đó, Thành Châu lại chứng minh đẳng cấp “Chúa Chổm” khi nợ phải trả lên đến 594 tỷ đồng.

Công ty Sài Gòn – Quy Nhơn không đến mức thua lỗ nhưng doanh thu và lợi nhuận tương đối thấp, không đảm bảo năng lực để thực hiện những dự án lớn. Công ty thành lập năm 2003 với người đại diện pháp luật là ông Phạm Văn Thành.

Ngoài Sài Gòn – Quy Nhơn, ông Thành còn là người đại diện cho Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bình Định và Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Ngân Thịnh.

Công ty Thành Châu thành lập ngày 27/3/2009 với người đại diện pháp luật là ông Nguyễn Quốc Hoàn. Trước đó, vị trí này thuộc về ông Lê Hoài Ngọc.

Hà Anh 

Nguồn
Link bài gốc