“Sau nhiều năm đi làm, tôi đã để dành được khoảng 2 tỷ. Tuy nhiên, tôi nhận ra mình khó mua được một căn hộ ưng ý ở TP.HCM". M. An cho biết nếu muốn mua một căn hộ tiện nghi, thoải mái, ở gần trung tâm, anh sẽ phải vay ngân hàng khoảng 3 tỷ đồng. Mua căn hộ ở vùng ven thì không thuận tiện, tiền cho thuê không đáng kể và tính thanh khoản cũng không cao. “Nếu vay ngân hàng 3 tỷ trong vòng 20 năm với lãi suất giả sử là 10%, mỗi tháng tôi phải trả hơn 37 triệu cả gốc lẫn lãi. Đây thực sự là một áp lực khổng lồ".

Cuối cùng, M. An quyết định vẫn tiếp tục thuê nhà, số tiền 2 tỷ được anh chia nhỏ vào các khoản đầu tư khác, vàng, bảo hiểm sức khỏe.
Tương tự, N. Phúc (27 tuổi, designer) cũng cảm thấy việc mua nhà chưa thực sự cần thiết. “Tôi thấy việc trả nợ ngân hàng hàng tháng là một áp lực không đáng có. Tôi không muốn 20 năm cuộc đời quanh quẩn trong việc trả nợ đến nỗi không dám hưởng thụ bất kỳ thứ gì. Một người bạn tôi dù đã chán ngấy công việc vẫn phải làm để đảm bảo thu nhập cho việc trả nợ mua nhà”.

Thay vào đó, nữ designer này tận hưởng việc thuê nhà. Một lý do khác là vì tính chất công việc không nhất thiết phải đến văn phòng. “Tôi đang suy nghĩ chuyển đến Nha Trang hoặc Đà Lạt để thay đổi môi trường và tiết kiệm chi phí sinh hoạt", Phúc nói.

Việc thuê nhà giảm áp lực tài chính phục vụ cho việc mua nhà. Trong 10-20 năm, người mua nhà phải chắt bóp tiết kiệm, người ở thuê sẽ có cuộc sống thoải mái hưởng thụ hơn. Người đi thuê nhà dễ dàng chọn được nơi nơi đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt. Việc này cũng giúp dễ dàng thay đổi chỗ ở khi cần thay đổi môi trường sống, thay đổi theo nơi học tập làm việc.

Ngược lại, người ở thuê sẽ chia thành 2 trường phái:

1/ Hệ tiêu tiền: họ không tích lũy được tài sản, không có “của để dành”. Do có sẵn tiền rủng rỉnh nên họ dễ mua sắm và hưởng thụ. Người đi thuê nhà không tận dụng được lợi nhuận từ việc tăng giá nhà, hoặc giữ tiền tránh mất giá và càng khó đủ tài chính mua nhà. Họ cũng không có “tổ ấm” đúng nghĩa, không thể thay đổi thiết kế, không ổn định, phải đổi chỗ khi người cho thuê không cho thuê tiếp. Trong 5 năm qua, giá nhà ở tăng nhanh gấp 5-6 lần mức tăng lương. Do đó, việc sở hữu nhà ngày càng rời xa tầm tay, làm tăng lượng người thuê nhà.

2/ Hệ đầu tư- tích luỹ: trường hợp này chấp nhận không mua được nhà nhưng có mục tiêu, quan điểm rõ ràng về tích luỹ tài sản. Đối với họ, nhà cũng chỉ là nơi nghỉ ngơi tạm thời sau thời gian làm việc mệt nhọc nơi công sở, nên việc sở hữu lâu dài hay có hạn không quá quan trọng với họ.  
Vấn đề cốt lõi là họ nhận thức được. Cuộc sống hay công việc đều vô thường, mọi thứ đều có thể thay đổi. Nên việc có khoản đầu tư sinh lợi, bắt tiền đẻ ra tiền là tối quan trọng. Để khi có những vấn đề, những khủng hoảng phát sinh, họ luôn an tâm đối mặt vì đã có kế hoạch dự phòng mà họ đã đầu tư tích luỹ bấy lâu.

Hiện tại, tất cả câc kênh đầu tư trên thị trường đều rất hấp dẫn dù vẫn tồn tại nhiều khó khăn. Việc xác định những gì cần và đủ cho đúng hoàn cảnh của mình là thực sự quan trọng. 

#Trảinghiệm của

#NgườiLắngNghe

 
Nguồn
Link bài gốc