Em không làm trong cơ quan nhà nước hay bộ, ban, ngành nào hết nên thực sự em không nắm rõ hệ thống các tiêu chuẩn để lựa chọn nhà đầu tư hay nhà thầu. Nhưng theo tư duy bình thường, em nghĩ, khi các cụ tung dự án nào đó, chắc chắn các cụ cần tìm nhà đầu tư uy tín, có năng lực tài chính tốt. Hiểu nôm na là các cụ phải “khám sức khỏe” tài chính doanh nghiệp.

SOS UBND tỉnh Bình Định: Tri Việt Hội An lỗ lòi, chỉ có 3 nhân sự mà vẫn được giao dự án, vì sao? - Ảnh 1

Nếu suy nghĩ của em là đúng thì câu chuyện em sắp kể dưới đây tại tỉnh Bình Định có gì sai không hả các bác?

Cụ tỉ là thế này, UBND tỉnh Bình Định vừa có quyết định chấp thuận nhà đầu tư thực hiện dự án Khu nhà ở kết hợp chỉnh trang đô thị - Trung tâm thương mại dịch vụ đô thị Hoài Thanh Tây tại thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.

Nhà đầu tư được xác định là Liên danh Công ty Cổ phần Gem Holdings và Công ty Cổ phần Tri Việt Hội An.

Trước khi “gật đầu” cho liên danh này, chẳng lẽ UBND tỉnh Bình Đình không “khám” qua tình hình tài chính của Công ty Tri Việt Hội An hay sao mà vẫn giao dự án cho công ty. Vì sao á? Vì công ty thua lỗ liên miên, nợ lòi tòi phòi.

Thua lỗ thảm, nợ nần chồng chất

Kể từ khi thành lập, Tri Việt Hội An ghi nhận doanh thu rất bấp bênh, khi thì 0 đồng, khi thì trăm tỷ đồng. Nhưng ngay cả khi đạt trăm tỷ đồng doanh thu, công ty vẫn lãi lẹt đẹt.

Cụ thể, năm 2017 và 2018, công ty ghi nhận doanh thu 0 đồng nhưng sau đó, chỉ tiêu này vọt lên 398 tỷ đồng vào năm 2019. Tới năm 2020 và 2021, chỉ tiêu này lần lượt giảm xuống chỉ còn 116 tỷ đồng và gần 84 tỷ đồng.

Đáng chú ý, ngay cả khi doanh thu lên tới 398 tỷ đồng thì năm 2019, công ty vẫn gặt hái lợi nhuận “siêu bé tí hon”, chỉ 767 triệu đồng.

Tuy nhiên, dù thấp, 767 triệu đồng vẫn là mức lợi nhuận khả quan nhất của công ty trong giai đoạn 5 năm gần đây (2017-2021). Sau đó, năm 2020 và 2021, công ty thua lỗ thảm với các con số lần lượt 170 tỷ đồng và 155 tỷ đồng.

Thua lỗ thảm khiến vốn chủ sở hữu của công ty “bốc hơi” hơn 80%. Trong khi đó, nợ phải trả lại lập đỉnh. Tại ngày 31/12/2021, Tri Việt Hội An gánh nợ phải trả lên đến 2.237 tỷ đồng, cao gấp... 39 lần vốn chủ sở hữu và chiếm 97,5% tổng nguồn vốn công ty.

Công ty có 3 nhân sự, thay đổi lãnh đạo liên tục

Không chỉ có vấn đề lớn về bức tranh tài chính, bức tranh nhân sự tại Tri Việt Hội An cũng đáng báo động. Theo báo cáo thuế, trong nhiều năm liền, tổng nhân sự của công ty được ghi nhận chỉ là... 3 người.

Thế là sao? 3 người không bằng một nhóm bán hàng online hả các bác? Có ai tin một công ty vốn điều lệ hơn 300 tỷ đồng mà lại chỉ có 3 nhân sự làm việc không? Nếu đúng vậy thì số lượng người phải đóng thuế tại Tri Việt Hội An ít quá ít nhỉ đúng không?

Chưa dừng lại ở đó, đội ngũ lãnh đạo công ty cũng liên tục thay đổi, làm em liên tưởng đến sự bất ổn.

Ngày 31/8/2015, ông Trịnh Thanh Huy ngồi vào vị trí Tổng giám đốc thay bà Đỗ Tú Anh. Đồng thời, ông Trịnh Thanh Huy trở thành người đại diện pháp luật của Tri Việt Hội An.

Tới ngày 16/8/2018, ông Vũ Đức Toàn thay thế vị trí Tổng giám đốc kiêm đại diện pháp luật của ông Trịnh Thanh Huy. Thế nhưng, tới 10/12/2018, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trần Thị Dịu Hòa lại là người đại diện pháp luật.

Ngày 1/7/2020, ông Lê Đức Huyên trở thành người đại diện pháp luật kiêm Tổng giám đốc công ty.

Sau đó, vị trí Tổng giám đốc lần lượt thuộc về ông Hoàng Đức Trường, bà Lê Thị Mộng Đào, bà Trần Thị Dịu Hòa,

Năm 2022, ông Huỳnh Vũ Minh Tiến trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty.

Hà Anh

Nguồn
Link bài gốc