Từ trước tới nay, mỗi khi dự án dính lùm xùm, người ta chỉ “réo” tên chủ đầu tư, Chủ tịch Hội đồng và Tổng giám đốc chủ đầu tư là cùng. Nhưng thực ra, ít ai ngờ tới “trùm cuối” chưa chắc đã là những người “đứng mũi chịu xào” kể trên. “Trùm cuối” đôi khi lại là người chẳng bao giờ xuất hiện.

Những lùm xùm quanh hai dự án Charm City và Charm Plaza của chủ đầu tư Charm City và Charm Plaza là ví dụ điển hình nhất. Hàng loạt “phốt” của hai dự án nổ ra khiến người mua nhà chỉ tìm đến công ty DCT Partners Việt Nam và người đại diện là ông Nguyễn Hữu Nghĩa. Hình như chưa ai nhắc đến cổ đông lớn nhất của công ty này.

leftcenterrightdel
Phối cảnh dự án Charm City. Ảnh: Internet 

Ông Nguyễn Hữu Nghĩa “đứng mũi chịu xào

Công ty TNHH DCT Partners Việt Nam thành lập ngày 4/6/2008 với người đại diện và Tổng giám đốc là ông Nguyễn Hữu Nghĩa. Chẳng biết anh này nhận được bao nhiêu tiền lương mà “xuống tay” ký nhiều văn bản có vấn đề.

Hồi đầu năm 2022, Charm Diamond thuộc dự án Charm City bị tố chưa đủ điều kiện pháp lý, công ty DCT Partners Việt Nam - chủ đầu tư Charm Diamond đã công khai huy động vốn trái phép 25% giá trị sản phẩm. Và ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Tổng giám đốc DCT Partners Việt Nam là người ký dấu đỏ chót vào văn bản đó.

leftcenterrightdel
Charm Plaza 

Cụ thể, ngày 15/2/2022, ông Nguyễn Hữu Nghĩa đã ký văn bản số 1502/2202/QĐ-DCT-01 về Chính sách bán hàng. Theo đó, khách hàng phải đóng 25% trước khi ký Hợp đồng mua bán khi mua sản phẩm tại Charm Diamond. Số tiền mà khách hàng đặt cọc giữ chỗ từ 50-200 triệu đồng tùy sản phẩm.

Ông Nguyễn Hữu Nghĩa cũng là người bị “réo tên” khi mới đây Charm City bị Sở Xây dựng khẳng định cơ quan này chưa chấp thuận cái tên Charm City cho dự án. Vì vậy, về mặt luật pháp, Charm City là dự án “ma”.

Ngoài ra, chủ đầu tư DCT Partners Việt Nam còn dính phốt tại Charm Plaza. Theo đó, chủ đầu tư bị tố bán một phần diện tích sàn tầng trệt và tầng 1 cho hai cá nhân khác trong khi chưa có văn bản thống nhất xác định phần diện tích sở hữu chung và phần diện tích sở hữu riêng giữa chủ đầu tư và các hộ dân mua căn hộ chung cư. Chủ đầu tư thậm chí còn chiếm dụng luôn nhà tang lễ.

“Trùm cuối” Trần Kha Minh

Ông Nguyễn Hữu Nghĩa “đứng mũi chịu xào” cho nhiều hoạt động của Công ty TNHH DCT Partners Việt Nam. Thế nhưng, liệu ông Nghĩa có phải là người quyết định mọi việc ở công ty này hay không? Nếu tính theo tỷ lệ sở hữu cổ phần thì e rằng ông Nghĩa không có cái quyền to như vậy.

Vậy “trùm cuối” là ai nhỉ? Không khó để tìm ra câu trả lời đâu ạ. Ông Trần Kha Minh mới là người nắm giữ tỷ lệ cổ phần lớn nhất tại DCT Partners Việt Nam.

DCT Partners Việt Nam thành lập từ năm 2008. Tới nay, công ty đã trải qua nhiều lần thay đổi danh sách cổ đông.

Theo lần cập nhật mới nhất (ngày 14/10/2021), công ty cổ phần Charm Group trở thành cổ đông lớn nhất của DCT Partners Việt Nam khi tăng tỷ lệ sở hữu lên 49% (tương đương 148 tỷ đồng). Cổ đông lớn thứ hai là Công ty cổ phần trang sức đá quý Infinity với 31% cổ phần (gần 94 tỷ đồng).

Ông Nguyễn Hữu Nghĩa và ông Trần Kha Minh giảm tỷ lệ sở hữu xuống chỉ còn 10%. Nghĩa là tỷ lệ nắm giữ của ông Nghĩa và ông Minh bằng nhau. Thế nhưng, trên thực tế, ông Minh lại là cổ đông lớn nhất tại DCT Partners Việt Nam thông qua hình thức gián tiếp.

Cụ thể, Công ty cổ phần Charm Group thành lập ngày 10/1/2020 với người đại diện pháp luật là bà Liêu Thị Phượng, vốn điều lệ 100 tỷ đồng. Tại ngày thành lập, cơ cấu cổ đông của Charm Group bao gồm: Bà Trần Thị Kim Ngọc (sở hữu 1% vốn công ty), ông Trần Kha Minh (sở hữu 98% vốn công ty) và bà Vũ Ngọc Trầm (sở hữu 1% vốn).

Công ty cổ phần trang sức đá quý Infinity thành lập ngày 16/11/2017. Cổ đông sáng lập bao gồm: ông Trần Kha Minh (sở hữu 96% vốn công ty), bà Trần Thị Kim Ngọc (sở hữu 2% vốn) và bà Vũ Ngọc Trâm (sở hữu 2% vốn).

Ông Trần Kha Minh là cổ đông lớn nhất và nắm quyền chi phối tại 2 cổ đông lớn nhất của DCT Partners Việt Nam là Charm Group và Infinity.

Nguồn
Link bài gốc