Theo đó, mỗi ngân hàng sẽ mất từ vài trăm tới hàng nghìn tỷ đồng lợi nhuận- theo Lãnh đạo của các ngân hàng TP Bank, Liên- Việt Post Bank, Sacombank, BIDV..vv tham dự Hội nghị.

 

leftcenterrightdel
 Ảnh minh họa

Trước đó vài ngày, vào tuần đầu tháng 7/2021, vài ngân hàng đã rục rịch tăng lãi suất trở lại, cá biệt OCB đưa ra mức lãi suất huy động lên tới 8,2%/năm; ACB huy động ở mức 7,4%/năm…đó đây có những nhận định của “người trong ngành” lãi suất sẽ dần tăng trở lại.

Điều gì đang sảy ra?

Dựa vào phép màu lại nào mà nhà điều hành lại có thể làm cho lãi suất huy động lên cao vút trong khi lãi suất cho vay lại xuống mất hút? Người có tiền tiết kiệm và người vay đã nên ăn mừng chưa?

Số liệu của Tổng cục Thống kê, 6 tháng đầu năm huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 3,13% trong khi tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 5,47%. Có lẽ đây là lý do chính mà một số ngân hàng rục rịch tăng lãi suất huy động nhằm cải thiện bảng cân đối kế toán và đón lõng dòng tiền trước khi cuộc đua hút tiền giữa các ngân hàng có thể sẽ xảy ra trong tương lai gần.

Áp lực nợ xấu của hầu hết các ngân hàng đều đã cao, nợ xấu gộp vào cuối năm 2020 là 4,5%. Đợt bùng phát dịch Covid lần thứ 4 này sẽ làm cho tình trạng nợ xấu ngày càng trầm trọng hơn do tác động tiêu cực của đại dịch ( Ông Cấn Văn Lực-TV tổ tư vấn của TTg CP).

Nghiên cứu kỹ cả 2 hoạt động vay và cho vay thấy khá thú vị, cụ thể:

Việc huy động với lãi suất cao nhưng đi kèm với điều kiện mà có rất ít cá nhân/tổ chức đạt tới đó là lãi suất huy động 8,2% của OCB chỉ áp dụng cho CỤC tiền 500 tỷ đồng trở lên và ACB là 30 tỷ với thời gian gửi là 13 tháng. Người ta liên tưởng tới việc các khách sạn định vị thứ hạng của mình bằng cách đưa ra giá niêm yết hạng phòng “tổng thống” là 5-6 nghìn Đô la Mỹ/đêm nhưng vài năm chẳng có ai thuê lượt nào.

Tìm hiểu sự “đồng thuận” của các ngân hàng thấy có mấy điểm chính, đó là chỉ áp dụng đối với các khoản dư nợ hiện hữu của các các doanh nghiệp thiết yếu cho nền kinh tế đang gặp khó khăn, có lực lượng lao động lớn; không cho vay đối với các doanh nghiệp bất động sản, xuất khẩu … hay vay tiêu dùng. Đặc biệt, việc ngân hàng mạnh dạn xem xét cho vay mới đối với những khách hàng cơ cấu nợ, chuyển nhóm nợ là cách nhìn cởi mở hơn- theo ông Phạm Quang Thắng- Phó Tổng giám đốc TechcomBank.

Dưới một góc nhìn khác, khi “đồng thuận” các ngân hàng đã đạt được “một công đôi việc” đó là thể hiện được sự có trách nhiệm và chia sẽ lợi nhuận với doanh nghiệp do dù đây chỉ là sự tình nguyện theo chỉ đạo (to volunteer-told) và tránh được tình huống “Trạng chết thì Chúa cũng băng hà” khi xử lý được các khoản nợ lớn của những khách hàng đã cơ cấu hay chuyển nhóm nợ, cứu được con nợ lớn khỏi đổ vỡ, phá sản cũng là cứu chính chủ nợ.

Có lẽ cơn mưa này sẽ khó tới được đại đa số khách vay hay người tiết kiệm bình thường./.

Nguồn: Facebook Thuận Nhĩ

*Bài viết là ý kiến riêng của tác giả, không đại diện cho quan điểm của BQT diễn đàn.

Nguồn
Link bài gốc