Khi mà công nghệ thông tin phát triển, các bà mẹ cũng học hỏi và tìm hiểu được nhiều phương pháp nuôi dạy con sao cho khoa học và hợp lý nhất. đặc biệt trong vấn đề ăn dặm, các phương pháp mới như ăn dặm tự chỉ huy, ăn dặm kiểu nhật được nhiều bà mẹ học hỏi, bên cạnh phương pháp ăn dặm truyền thống với nhiều khác biệt. Đặc biệt là việc tăng độ thô thức ăn hoặc ăn thô ngay từ đầu luôn.
Theo chia sẻ của nhiều mẹ khi sống chung với ông bà thường xuyên xảy ra mâu thuẫn trong việc cho con (cháu) ăn dặm.
CỤ THỂ VỚI TÂM LÝ CỦA ÔNG BÀ KHÔNG ĐƯỢC CHO CON ĂN THÔ SỚM, CHỈ NÊN ĂN CHÁO, ĐỢI BÉ LỚN LÊN RỒI ĂN CƠM CŨNG ĐƯỢC.
- Sợ con hóc
Oẹ không phải là vấn đề đáng lo lắng, mà cần phải nhớ rằng về bản chất: phản xạ này là đặc tính an toàn mà các bé cần trải qua. Tuy nhiên, nếu không hiểu bản chất thì khi bé ọe sẽ làm chúng ta hoang mang và sợ sẽ bị mắc cổ. Bởi vậy muốn cho bé ăn thô ngay từ đầu, bố mẹ và ông bà nên tìm hiểu trước bản chất phản xạ ọe và cách xử lý khi gặp tình huống.
- Sợ con gầy
Giai đoạn mới ăn dặm, cho tới khoảng 12 tháng thì sữa mẹ vẫn là chủ yếu. Bé tập ăn thô nhằm phát triển các kĩ năng cần thiết, để làm quen với các thực phẩm khác nhau, các hương vị mới và cuối cùng sẽ sẵn sàng cho giai đoạn phụ thuộc vào lượng ăn dặm (tầm trên 1 tuổi).
Nhiều bố mẹ thực sự stress, bị ép ăn dặm thêm cho bé no, hoặc uống bổ sung các loại thuốc bổ, kích thích ăn ngon.… cũng chỉ vì trông cháu không được bụ bẫm. Tuy nhiên, sự phát triển của em bé không phụ thuộc mỗi yếu tố cân nặng mà còn chiều cao, vòng đầu, vận động. Và tốt nhất là hãy quẳng cái cân đi để sống, ông bà hãy nhìn sự vui vẻ, hạnh phúc, sự hào hứng của các cháu để đánh giá.
Và những lý lẽ khác ví dụ như:
Ngày xưa tôi nuôi các anh các chị cho ăn như vậy thấy cũng cao lớn khỏe mạnh đấy thôi.
Ba mẹ lùn thì con lùn, ba mẹ cao thì con cao.
Lớn lên nó tự biết ăn hết bắt ăn thô sớm làm gì?
Con nhà ng ta ăn cháo hết cả tô, con nhà mình thì... Nó không ăn phải cho uống sữa chứ không nó đói thì làm sao?
Không đút thì nó làm sao mà ăn được. Trẻ con là phải ép nó mới chịu ăn!!!!
Nó còn bé, nó biết cái gì?"
- Sợ con không nhai được
Dưới 12 tháng, hầu như các em bé mới chỉ có ít răng và chưa có răng cối (chủ yếu dùng để nhai), tuy nhiên các bé vẫn có thể cắn hoặc gặm thức ăn chỉ đơn giản là dùng lợi của mình.
LÀM SAO ĐỂ HÀNH TRÌNH ĂN DẶM CỦA CON THOẢI MÁI VÀ HIỆU QUẢ NHẤT?
Tình huống ông bà sẽ cùng tìm hiểu và tích cực thay đổi theo hướng tích cực:
Các lý do này hầu hết các mẹ có thể giải thích với ông bà bằng cách cùng đồng hành, cùng ông bà xem các tài liệu, đặc biệt là những chia sẻ thực tế của các mẹ bỉm khác thông qua video, hình ảnh. Nếu có trường hợp gần nhà, của bạn bè thì giới thiệu luôn…
Tình huống ông bà sẽ bảo vệ quan điểm của mình nhưng mặc kệ " con ai người đó chăm"
Nếu bạn ở riêng sẽ là rất dễ dàng cho bạn và con, tuy nhiên nếu bạn ở chung thì hay cố gắng chứng minh phương pháp của mình là đúng. Thời gian và kết quả sẽ giúp ông bà hiểu. có điều nếu ông bà có thể giữ con cho bạn, thì hãy cố gắng chuẩn bị đầy đủ bữa ăn cho con và có thể kết hợp hai phương pháp ăn dặm cùng một ngày. Bố mẹ phải hiểu việc ăn thô của bé phải có sự chuẩn bị kĩ càng về tâm lý cũng như kĩ năng xử lí tình huống và theo dõi khi bé bị hóc... nên khuyên khích bố mẹ vẫn nên chọn bữa ăn an toàn cho con mình.
Tình huống nữa, ông bà sẽ bảo vệ quan niệm của mình hoàn toàn, và luôn muốn can thiệp vào chuyện ăn uống của cháu.
Bố mẹ nào rơi vào tình huống này thực sự rất stress và dễ gây ra bất đồng, khó xử trong gia đình. Đặc biệt là lúc bạn ở chung với ông bà.
Nếu như vây, bạn cũng không nên quá cứng nhắc, tỏ rõ thái độ chống đối ông bà. Thay vào đó hay cùng tìm ra một phương pháp ăn dặm phù hợp nhất giữa hai quan điểm của hai thế hệ.
Sự tương tác giữa các thành viên, tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau là nền tảng để nuôi con tốt nhất.
Một phương án hay cho mẹ đó là hãy kết hợp tất cả các kiểu ăn dặm lại trong một kiểu sao cho bé hợp tác nhất có thể. Có thể ban đầu bạn cho ăn cháo có độ mịn và từ từ tăng độ thô lên cho bé. Và trong quá trình đó kết hợp cho bé ăn vặt vui với độ thô vừa phải. Tất nhiên, bạn phải có thời gian để giành cho con và đồng hành cùng con.
Một điều bất di bất dịch đó là không được ép bé ăn. Do đó, bạn phải giúp ông bà hiểu rằng, biếng ăn hầu hết là tạm thời, nhưng nếu chúng ta tác động quá nhiều lên tâm lý trẻ lúc ăn (Ví dụ: ép trẻ ăn hoặc dụ dỗ trẻ khi ăn) sẽ có thể ảnh hưởng lâu dài đến việc biếng ăn của trẻ. Hãy suy nghĩ những cách làm trẻ có thể hứng thú, học được hành vi ăn uống, hơn là tìm cách cho trẻ ăn thật nhiều trong từng bữa ăn như:
- Cho cháu vận động trong giờ chơi
- Uống vừa lượng sữa theo khuyến cáo, không nên cho bé bú sữa trước giờ ăn.
- Luân phiên thay người giúp cháu ăn. Thực tế nhiều ông bố có những kỹ năng đặc biệt để giúp trẻ chịu ăn
- Ăn cùng gia đình sẽ tạo hứng thú cho bé nhiều hơn, ăn được nhiều đồ ăn hơn đó và một điều thú vị nữa là bữa ăn sẽ thêm phần vui vẻ và sự khuấy động từ con trẻ...